Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Mụn bọc là gì ? Nguyên nhân và Cách chữa trị mụn bọc hiệu quả

08.26.20
11:23
  • Chia sẻ

Mụn bọc khiến da viêm đỏ, sưng đau, khiến da tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa mụn bọc ngay nhé!

I. Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là một thể nặng của mụn trứng cá có kích thước lớn, viêm đỏ, bên trong có nhân cứng và mủ trắng. Đây là loại mụn hình thành do nhiễm vi khuẩn P.acnes có sẵn trên da. Khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh, gây viêm nhiễm và nổi mụn.

Mụn bọc là gì

Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp bị mụn bọc đều có làn da nhờn, thói quen vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài và thường xuyên trang điểm. Các yếu tố này khiến bề mặt da bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển gây viêm nhiễm và ứ mủ ở nang lông.

1. Các vị trí thường xuất hiện mụn bọc 

  • Cằm và vùng quanh miệng là vị trí mụn bọc thường xuất hiện nhất. Ngoài ra, mụn bọc cũng có thể xuất hiện ở cổ, thái dương và trán nhưng ít phổ biến hơn. 
  • Ban đầu, mụn bọc chỉ xuất hiện ở dạng chấm đỏ hơi nổi cộm trên bề mặt da. Sau một vài ngày, mụn viêm đỏ, sưng nóng và ứ mủ ở bên trong gây đau nhức. Một số mụn bọc lớn có thể gây đau và đỏ các vùng da lân cận.

2. Các dấu hiệu thường gặp nhất ở mụn bọc 

  • Mụn thường gây đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, có thể gây tổn thương da nghiêm trọng. 
  • Khác với các loại mụn trứng cá thông thường, mụn bọc gây tổn thương da nghiêm trọng. Da có thể bị thâm đen và hình thành sẹo lõm.

Xem thêm : 

[Hỏi – đáp] Có nên nặn mụn bọc bị chai không?

Mụn bọc ở má là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời

II. Các dạng mụn bọc thường gặp

1. Mụn bọc có nhân

Loại mụn này thường xuất hiện thành từng cục to trên da, không có đầu trắng. Khi sờ vào thấy cứng và đau. Mụn bọc có nhân nằm sâu trong da và nang lông nên thường rất lâu khỏi. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn sẽ lây lan rộng ra mặt và dễ tái đi tái lại.

Mụn bọc sưng không đầu

2. Mụn bọc bị chai

Nhân mụn không loại bỏ hoàn toàn và ẩn sâu dưới da sẽ hình thành nên mụn bọc bị chai cứng. Khi đó, nhân mụn khô cứng hơn và những nốt mụn sẽ chuyển sang màu thâm đen khiến cho làn da trở nên không đều màu, gây mất thẩm mỹ. 

Mụn bọc bị chai

3. Mụn bọc có mủ

Mụn bọc mủ xuất hiện khi trên da mặt đã hình thành các ổ khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Lúc đầu mụn chỉ là những nốt sần cứng, sau đó sẽ sưng mọng gây đau nhức. Khi vỡ gây chảy mủ, máu và dễ để lại thâm, sẹo rỗ sâu trên da.

Mụn bọc có mủ

4. Mụn bọc không nhân

Loại mụn này thường ở dạng cục to, không có đầu trắng và khi sờ vào thấy cộm, cứng và đau nhức. Mụn bọc không nhân thường xuất hiện do dầu thừa, bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên mặt. Về bản chất thì chúng vẫn có nhân nhưng nằm sâu dưới da và nang lông gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Mụn bọc không nhân

5. Mụn bọc nước

Mụn bọc nước có chứa dịch bên trong, chứa đầy mủ vàng và máu. Chúng thường mọc ở mí mắt, quanh miêng, mép, rìa môi gây sưng đau, đỏ, và ngứa.

Mụn bọc nước

6. Mụn bọc có máu

Mụn bọc máu là các nốt to tròn, có mủ và kèm theo máu, kích thước to, có đầu mủ trắng tròn. Đây là một loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì. Nếu không chăm sóc đúng cách, mụn bị vỡ có thể lây lan sang vùng da xung quanh và khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

Mụn bọc máu

7. Mụn bọc đầu trắng

Mụn bọc đầu trắng thường xuất hiện ở các vị trí như cằm, mũi, trán, má… Chúng nổi thành những nốt gồ lên bề mặt da, thành từng mảng sần sùi. Nguyên nhân gây nên mụn đầu trắng chủ yếu là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, vi khuẩn P.acnes phát triển quá mức. 

III. Nguyên nhân gây mụn bọc chủ yếu

Nguyên nhân gây mụn bọc chủ yếu do rối loạn nội tiết tố ,vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.Ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P. acnes sinh sôi và phát triển.

Nguyên nhân gây mụn bọc

1. Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Nội tiết tố thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và gia tăng sản xuất chất nhờn. Khi đó, lỗ nang lông bị bít tắc, vi khuẩn P. acnes dễ dàng xâm nhập, tấn công làn da và mụn xuất hiện. Nội tiết tố thường thay đổi trong thời kỳ mang thai, cho con bú, giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt,…

Rối loạn nội tiết tố

2. Vệ sinh da mặt không sạch sẽ

Nếu bạn thường xuyên không rửa mặt, hay rửa mặt không sạch sẽ khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày trên da hình thành mụn bọc, mụn trứng cá.

Vệ sinh da mặt không đúng cách

Vệ sinh da không sạch làm cho bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn, dầu thừa, lớp trang điểm, vi khuẩn tích tụ và gây mụn. Vệ sinh sai cách khiến da bị tổn thương, kích ứng, khô và nổi mụn, cụ thể:

  • Dùng khăn cứng chà mạnh lên da
  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mặt
  • Rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày
  • Rửa mặt bằng vòi hoa sen 
  • Dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để rửa mặt

3. Mỹ phẩm

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc thường chứa hoạt chất gây kích ứng và tổn thương da. Đặc biệt, chất corticoid trong mỹ phẩm nhái, kém chất lượng có khả năng làm mỏng da, giãn mạch máu, thô ráp, ngứa ngáy, nổi mụn và lão hóa nhanh.Trường hợp nặng có thể khiến da bị “ngộ độc” và để lại di chứng nặng nề.

Mỹ phẩm kém chất lượng

4. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Tình trạng căng thẳng, chịu áp lực từ công việc và cuộc sống khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng khiến làn da cũng bị xuống cấp, thiếu sức sống, nhanh lão hoá.Da yếu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,.. mụn dễ dàng xuất hiện. Vì vậy, bạn luôn phải giữ được tinh thần thoải mái để làn da luôn khỏe mạnh.

Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài

Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi mát hoặc có khả năng trị mụn, không ăn đồ nóng hoặc sử dụng nhiều chất kích thích (trà, cà phê) trong thời kì này.

5. Chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học

Chế độ sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ngủ không đủ giấc và ăn uống không đúng bữa là nguyên nhân khiến da yếu đi, bị lão hoá nhanh hơn và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài.

Ăn uống không lành mạnh

Chế độ ngủ nghỉ không điều độ của bạn làm nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da. Mụn bọc có thể xuất hiện chỉ sau một đêm bạn thức khuya. 

Thường xuyên dung nạp đồ uống có chứa chất kích thích và hút thuốc lá có nguy cơ cao nổi mụn. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ cay nóng, giàu đường đường, dầu mỡ và thiếu vitamin C, thiếu kẽm là nguyên nhân hình thành mụn.Bên cạnh đó, stress kéo dài do áp lực cuộc sống, công việc ảnh hưởng đến sức khỏe, da lão hóa nhanh, thiếu sức sống và nổi mụn.

Xem thêm:

Bị mụn bọc nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng hết

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên thì mụn bọc xuất hiện còn do một số nguyên nhân sau:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời, hóa chất, dầu mỡ,…
  • Thường xuyên sợ hãi, lo lắng về công việc, cuộc sống
  • Tiền sử gia đình có các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, da dầu, lỗ chân lông to,…
  • Không vệ sinh khẩu trang, mũ đi nắng, mũ bảo hiểm, chăn gối thường xuyên
  • Thói quen sờ tay lên mặt, uống không đủ nước mỗi ngày

IV. Mụn bọc có nên nặn không?

Nặn mụn không đúng cách có thể sẽ để lại sẹo trên da. Vì vậy, bạn không nên tự nặn mụn tại nhà, đặc biệt là mụn bọc, mụn viêm và các loại mụn chứa mủ để tránh gây viêm, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nặn mụn bọc an toàn

  • Khi nặn mụn bọc, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các nang lông, lỗ chân lông lân cận và dẫn đến tình trạng bùng phát mụn dữ dội hơn.
  • Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, nặn mụn bọc có thể khiến chất dịch, mủ của mụn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
  • Nếu bị mụn bọc, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm :

Nặn mụn bọc xong nên làm gì để không bị thâm và để lại sẹo

1. Các bước nặn mụn bọc không để lại sẹo

  • Bước 1: Tẩy trang thật sạch và lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn trước khi tiến hành nặn mụn.
  • Bước 2: Rửa tay thật sạch để loại bỏ những tạp chất gây hại cho da trước khi nặn mụn. Đồng thời, vệ sinh dụng cụ nặn mụn thật cẩn thận, kỹ lưỡng, sử dụng cồn y tế, oxy già hoặc nước sôi 100 độ để trụng, ngâm rửa các dụng cụ bạn dùng để nặn mụn.
  • Bước 3: Việc xông hơi sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, hỗ trợ quá trình đưa nhân mụn ra ngoài dễ dàng.
  • Bước 4: Bạn có thể dùng tăm bông đẩy nhẹ nhân mụn lên với các nhân đã khô và trồi lên bề mặt da. Đối với nốt mụn chưa được trồi lên hẳn, bạn sử dụng cây nặn mụn có đầu nhọn để làm sạch nốt mụn. Lưu ý là chỉ dùng biện pháp nặn mụn với những nốt đã gom cồi, đầu mụn bắt đầu khô dần.
  • Bước 5: Thực hiện nhẹ nhàng, không chà sát tác động mạnh lên nốt mụn. Ấn nhẹ lên các phía của mụn, lực dồn về trung tâm nhân mụn, từ từ đẩy mụn lên. Bạn nên sử dụng dụng cụ nặn chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
  • Bước 6: Sau khi nặn mụn, bạn có thể lau nhẹ nhàng lại với nước muối sinh lý để giúp kháng khuẩn cho những nốt mụn mới được lấy sạch nhân. Sau đó, đắp mặt nạ để làm dịu da. 

2. Nặn mụn bọc xong nên làm gì?

Sau khi nặn mụn xong, những nốt mụn đã lấy sạch nhân bây giờ đã trở thành vết thương hở. Trong 24h giờ đầu bạn nên hạn chế trang điểm, tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường bụi bẩn,… khiến cho vết thương nhiễm trùng.

Bạn nên dùng miếng dán mụn để hút sạch nhân còn sót lại bên trong, cũng như loại bỏ dịch vàng giúp cho vết thương kháng khuẩn, nhanh lành và không để lại sẹo.Tuyệt đối không được sờ tay lên mặt sau khi đã nặn mụn, tự cậy mài nốt mụn vừa mới khô có thể để lại thâm sẹo trên da.

V. Các phương pháp điều trị mụn bọc hiệu quả tại nhà

1. Điều trị mụn bọc hiệu quả bằng phương pháp tự nhiên

1.1 Trị mụn bọc bằng tỏi

Tỏi chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa mụn và cải thiện tình trạng lão hóa da.Ngoài ra, trong tỏi còn chứa các hoạt chất kháng viêm, tiêu sưng nhanh chóng. Do đó, bên cạnh các cách trị mụn thông dụng, tỏi cũng là một nguyên liệu hiệu quả từ thiên nhiên.

Điều trị mụn bọc bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Nghiền nát tỏi và trộn thêm một ít nước sôi, sau đó thoa lên vùng da bị mụn.
  • Để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
  • Thực hiện cách trị mụn bằng tỏi 2-3 lần/tuần.
  • Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm thiểu rõ rệt.

Xem thêm :

6 “tuyệt chiêu” dùng tỏi trị mụn bọc phổ biến nhất

1.2. Nha đam trị mụn bọc

Zinc, Chromium là những hoạt chất có trong nha đam giúp da kháng khuẩn, tạo thành lớp màng bảo vệ da vững chắc để vi khuẩn không có nơi trú ngụ hình thành mụn. Ngoài ra, hoạt chất Anthraquinon có khả năng diệt khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông từ đó giúp điều trị mụn hiệu quả, tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương nhanh chóng, ngăn không cho mụn hình thành và phát triển.

Nha đam trị mụn bọc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ, lấy gel ở bên trong.
  • Làm sạch da và thấm khô bằng khăn mềm.
  • Thoa đều phần gel nha đam lên vùng bị da mụn.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
  • Đắp khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước.

Tham khảo:

Top 9 công thức sử dụng nha đam trị mụn bọc không để lại sẹo

1.3. Kem đánh răng

Hoạt chất sodium pyrophosphate trong kem đánh răng giúp diệt trừ được vi khuẩn P.acnes – một loại vi khuẩn kỵ khí gây nên mụn bọc. Ngoài ra, kem đánh răng  còn chứa một hàm lượng silica vừa giúp bảo vệ vùng da bị mụn của bạn. Sự có mặt của thành phần baking soda cũng hỗ trợ kiểm soát lượng dầu nhờn tồn đọng quá nhiều tại miệng lỗ chân lông một cách tốt hơn.

Điều trị mụn bọc bằng kem đánh răng

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da mặt với nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm
  • Dùng tăm bông chấm lên lượng kem đánh răng vừa phải lên từng đốm mụn.
  • Giữ lớp kem đánh răng trên da khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước sạch
  • Thực hiện 2 lần/tuần để thu được kết quả khả quan.

1.4. Lá tía tô

Lá tía tô có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và thúc đẩy trao đổi chất tế bào nhờ acid Linoleic. Vì vậy, tía tô giúp làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn trong cồi nhân mụn, làm khô cồi và ngừa mụn phát triển.

Điều trị mụn bọc bằng lá tía tô

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô tươi
  • 1 ly nước nóng

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô ngâm trong nước muối 15 phút để diệt khuẩn, sau đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
  • Chà nát lá tía tô sau đó cho vào ly nước nóng đã chuẩn bị.
  • Loại bỏ phần bã, lấy nước cốt
  • Rửa sạch mặt rồi thoa nước lá tía tô lên vùng da bị mụn
  • Massage đều trong 5 phút để dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào da
  • Rửa mặt với nước sạch sau 10 phút
  • Thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất

1.5. Trị mụn bọc ở mặt bằng mật ong

Hoạt chất amino axit và hydrogen peroxide chứa trong mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn cũng như bã nhờn xung quanh vùng da bị mụn làm giảm sưng tấy, ửng đỏ. Hàm lượng vitamin C chứa trong mật ong giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên da, ngăn chặn sự hình thành vết thâm sau khi mụn xẹp dần.

mật ong

Cách thực hiện:

  • Làm sạch mặt với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
  • Thoa lớp mỏng mật ong nguyên chất lên vùng da mụn.
  • Sau 2-3 phút, thoa thêm 1 lớp mật ong mỏng
  • Để yên mặt nạ trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
  • Thực hiện 2 lần/tuần để thu được kết quả tốt nhất.

Xem thêm: 

Top 7+ Cách trị mụn bọc bằng mật ong an toàn và hiệu quả tại nhà

1.6. Trị mụn bọc bằng chanh

Chanh chứa chất chống oxy hóa, cùng các loại axit như axit citric giúp sát khuẩn hiệu quả, ngăn hình thành mụn.Ngoài ra, L-asorbic acid tác động lên mụn làm se và khô cồi mụn, loại bỏ nhân mụn một cách an toàn. Chanh còn giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ bã nhờn, giúp lỗ chân lông thông thoáng. 

Chanh hỗ trợ trị mụn

Cách thực hiện:

  • Làm sạch mặt với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
  • Vắt lấy nước cốt chanh
  • Dùng bông tẩy trang thấm nước cốt chanh rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da mụn
  • Giữ trong vòng 10 phút rồi rửa sạch mặt với nước
  • Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ

1.7. Nghệ tươi trị mụn bọc 

Từ lâu, nghệ được biết đến là loại thảo dược có khả năng trị mụn, trị thâm hiệu quả. Chất chống oxy hóa curcumin có trong nghệ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, tái tạo tế bào, giúp da cải thiện từ sâu bên trong.

 nghệ tươi

Nguyên liệu:

  • 200g nghệ tươi
  • 100g mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nghệ, gọt vỏ, đem đi xay nhuyễn
  • Trộn đều nghệ đã xay nhuyễn với mật ong, tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Làm sạch mặt với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô, sau đó đắp mặt nạ lên da
  • Đắp 20 phút sau đó rửa mặt lại với nước sạch
  • Áp dụng 2 lần/tuần sẽ thấy được hiệu quả như mong muốn

1.8. Trị mụn bọc bằng dầu dừa

Dầu dừa giúp cân bằng lượng dầu tự nhiên trên bề mặt da, kháng khuẩn mạnh, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm sưng, đỏ. Khi kết hợp với tinh bột nghệ làm mặt nạ, giúp nuôi dưỡng da sâu bên trong, cấp ẩm, điều trị mụn hiệu quả và không gây ra sẹo trên da.

dầu dừa

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất
  • Tinh bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Cho tinh bột nghệ nguyên chất vào một chén sạch, đổ một lượng dầu dừa vừa đủ để hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa mặt sạch, sau đó thoa hỗn hợp lên da, đặc biệt tập trung vào vị trí mụn cần điều trị.
  • Sau đó giữ nguyên mặt nạ trên mặt, 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để da phục hồi.

1.9. Trị mụn bọc bằng khoai tây

Khoai tây chứa hàm lượng lớn beta-carotene có khả năng chống oxy hóa, tăng tốc độ chuyển hóa tế bào, kiểm soát bã nhờn và giảm mụn. Thành phần này có tác dụng giảm vết thâm do mụn, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Khoai tây

Cách thực hiện :

  • Khoai tây gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng
  • Đắp từng lát lên vùng da bị mụn.
  • Thư giãn trong 15 – 20 phút, tháo bỏ mặt nạ và rửa lại với nước sạch.

2. Điều trị mụn bọc bằng thuốc tây

Thuốc bôi thường được chỉ định cho trường hợp mụn bọc mức độ nhẹ và số lượng ít. Dựa vào nguyên nhân, tình trạng mụn mà bác sĩ da liễu sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

  • Erythromycin
  • Clindamycin
  • Benzoyl peroxide,…

Thuốc tây

Thuốc uống thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong trường hợp mụn bọc số lượng nhiều, mức độ nặng. Mục đích là để ngăn ngừa mụn lây lan trên diện rộng và giảm đau nhức. Các loại thuốc uống được sử dụng trong trường hợp này là:

  • Minocycline
  • Tetracycline
  • Clindamycin
  • Isotretinoin,…

3. Điều trị mụn bọc bằng liệu pháp Hormone

Mụn bọc do rối loạn nội tiết tố thường dai dẳng, ồ ạt, mức độ nặng và dễ tái phát. Liệu pháp Hormone thường được áp dụng cho những trường hợp bị mụn do mất cân bằng nội tiết tố hoặc tăng nồng độ androgen quá mức.

Liệu pháp hormon

Thuốc tránh thai, thuốc chống androgen thường được bác sĩ chỉ định để cân bằng nội tiết tố và điều hòa hoạt động bài tiết của tuyến bã nhờn.

  • Thuốc tránh thai: Norgestimate, Drospirenone, Norethindrone
  • Thuốc chống androgen: Spironolactone, Glucocorticoid, Flutamide,…

4. Một số phương pháp khác

Bên cạnh những phương pháp điều trị mụn bọc kể trên, hiện nay người ta còn áp dụng một số phương pháp sau để trị mụn như sau:

  • Tia Laser tần sóng an toàn
  • Lấy nhân khi mụn bọc đã chín
  • Tiêm thuốc Corticoid khi bị viêm nhiễm nặng

VI. Chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc tái phát

Bên cạnh các biện pháp điều trị mụn bọc, bạn cần phải xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách để phòng ngừa mụn tái phát. Vệ sinh da đúng cách giúp duy trì làn da khỏe mạnh và phòng ngừa mụn tái phát.Dưới đây là cách chăm sóc da giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mụn tái phát.

chăm sóc và phòng ngừa mụn

Các bước chăm sóc và vệ sinh da mặt bị mụn

  • Vệ sinh da mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt. Sử dụng ngón tay massage theo hình xoắn ốc ở những vị trí tiết nhiều dầu như cánh mũi, má và cằm để làm sạch dầu thừa và giảm mụn.
  • Không chạm tay lên mặt, tránh để vùng da bị mụn tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất và các bề mặt có bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Lựa chọn kem chống nắng có độ SPF 35 trở lên và che chắn da khi di chuyển, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Không nên trang điểm trong quá trình điều trị mụn. Khi đó, các lớp trang điểm có thể khiến nang lông bị bít tắc, bài tiết nhiều dầu gây ngứa ngáy, đỏ rát.
  • Xông mặt 1-2 lần/ tuần với tinh dầu tràm trà, sả, gừng,… giúp lỗ chân lông giãn nỡ tạo điều kiện loại bỏ tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ. 
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc – xuất xứ.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh xa các loại đồ uống có cồn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về mụn bọc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 18008179 để được tư vấn chi tiết, giúp bạn lấy lại làn da khỏe mạnh, trắng sáng đều màu.

Nguồn : https://decumar.vn/

By Decumar
  • Tag:

  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận