Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Mụn cóc là gì : Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc hiệu quả

08.26.20
11:04
  • Chia sẻ

Mụn cóc là một bệnh ngoài da gây ra bởi một số chủng virus HPV.Những nốt này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể lây truyền vì vậy người bệnh cần điều trị sớm, hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.

I. Mụn cóc là gì?

Mụn cóc

Mụn cóc hình thành do một số loại virus HPV xâm nhập cơ thể sẽ khiến các tế bào phát triển nhanh chóng trên bề mặt da. Bạn dễ dàng nhận biết mụn cóc qua các đặc điểm sau: mụn thịt nhỏ, sần sùi, có màu da, trắng, hồng hoặc nâu, thô cứng khi chạm vào, đôi khi là các đốm đen, tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục. 

Mụn cóc có hình dạng mụn thịt, sần sùi và giống như một vết chai nổi lên bề mặt da.Mụn cóc thường có màu trắng, màu da, màu nâu, màu xám hoặc màu đen, thường mọc ở các vị trí như tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt… thậm chí ở khắp cơ thể.

Tùy vào từng trường hợp mà mụn có kích thước khác nhau, sờ vào có cảm giác thô ráp, đôi khi mụn cóc có thêm các chấm đen.Tại những khu vực da dày hơn thì mụn xuất hiện dưới dạng cột ngòi dính vào với nhau.

Mụn không gây đau đớn, ngứa ngáy. Tuy nhiên, có những trường hợp cố dùng các vật dụng để cạy bật ra khiến mụn chảy máu, gây đau đớn, xót và dễ dẫn đến nhiễm trùng.

II. Một số loại mụn cóc thường gặp

1. Mụn cóc thông thường

Nốt mụn màu đen hoặc sẫm, có dạng giống bề mặt bông cải trắng và thường xuất hiện trên trên các ngón tay, bàn tay, cẳng tay hay bàn chân, ngón chân, quanh móng. Virus có thể xâm nhập qua các vết xước khi cắn, cắt, làm móng gây mụn cóc. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp trên của da và cần được điều trị ngay khi phát hiện tránh lây lan.

Mụn cóc thông thường

2. Mụn cóc bàn chân

Biểu hiện là những mảng cứng, dày ở lòng bàn chân hay gót chân khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Mụn rất dễ bị vỡ do chịu áp lực chèn ép của chân với mặt nền, gây đau mỗi khi di chuyển. Nguyên nhân xuất hiện mụn cóc bàn chân là do virus HPV xâm nhập vào da qua các vết cắt, xước hoặc nứt ở bàn chân.

Mụn cóc ở bàn chân

3. Mụn cóc hình chỉ

Có màu giống với màu da, thường xuất hiện xung quanh cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân ghép tạng hoặc nhiễm HIV, có nguy cơ cao xuất hiện mụn cóc hình chỉ.

4. Mụn cóc phẳng

Loại mụn có này nhẵn hơn các dạng mụn cóc khác. Mụn cóc phẳng có màu vàng hoặc nâu nhạt, thường xuất hiện ở mặt hay cổ.Dạng này có khả năng lây lan khá nhanh sang các vùng da lân cận.

Mụn cóc phẳng

5. Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) là  các nốt mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn, do virus HPV gây ra. Bệnh có khả năng lây nhanh qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh.

6. Mụn cóc miệng

Xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm ở môi, lưỡi, miệng và nướu, gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Nguyên nhân gây mụn cóc miệng là do nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục đường miệng.

II. Nguyên nhân bị mụn cóc

Virus Human Papillomavirus ( HPV ) là thủ phạm chính gây ra mụn cóc. Đồng thời, những vết trầy xước trên da tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn xâm nhập. Mụn có thể lây lan từ người sang người, với các hình thức truyền nhiễm dưới đây:

Nguyên nhân bị mụn cóc

  • Dùng chung một số đồ dùng cá nhân như dao cạo, khăn tắm, giầy dép hay quần áo, kìm bấm móng
  • Các vết xước do cắn, làm móng cùng với vệ sinh kém
  • Thường xuyên đi chân trần
  • Việc gãi, cào, nặn mụn dễ khiến virus lây lan sang vùng da lân cận
  • Một số chủng virus HPV có thể lây qua đường tình dục.

III. Các phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả tại nhà

1. Điều trị mụn cóc bằng các phương pháp thiên nhiên

1.1 Điều trị mụn cóc bằng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều hợp chất allicin, có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm, chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy, nhiều người đã sử dụng tỏi để tiêu diệt virus HPV nhằm điều trị mụn cóc tại nhà.

Cách trị mụn cóc bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Bóc sạch vỏ 2-3 tép tỏi tươi
  • Giã nát tép tỏi, sau đó dùng nước cất và tép tỏi đắp lên vùng da bị mụn.
  • Giữ nguyên tại vị trí mụn trong vòng 2-3 giờ rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện hằng ngày trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy nốt mụn biến mất dần.

1.2 Lá tía tô

Tía tô là loại thảo được an toàn, lành tính, dễ dàng tìm thấy. Theo các nghiên cứu, thành phần Limonene và Perila Aldehyde có trong lá tía tô có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa và loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể, giúp trị mụn hiệu quả. 

 lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô đem rửa sạch, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. 
  • Chia nước cốt thành hai phần, phần để uống, phần còn lại để bôi trực tiếp lên vị trí mụn.
  • Bôi phần bã nước cốt tía tô lên vùng bị mụn cóc, dùng băng gạc quấn lại.
  • Để qua đêm rồi rửa lại với nước sạch vào sáng hôm sau.

1.3 Vỏ chuối

Trong vỏ chuối có chứa nhiều lutein, kali – những hoạt chất ngăn cản, loại bỏ hoàn toàn mụn cóc trên da. Phương pháp này dễ thực hiện, có chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm nhưng bạn có thể mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

vỏ chuối

Cách thực hiện:

  • Pha muối với nước ấm ở nhiệt độ vừa phải.
  • Ngâm mụn cóc vào nước ấm trong vòng 20 phút
  • Dùng bàn chải chà nhẹ vùng da bị mụn để loại bỏ lớp da chết.Sau đó lau hoặc để khô tự nhiên
  • Cắt một miếng vỏ chuối với kích thước đủ lớn để che đi mụn cơm 
  • Dùng gạc y tế băng lại vỏ chuối để cố định, để qua đêm
  • Rửa lại khu vực băng gạt bằng nước sạch
  • Kiên trì thực hiện trong vòng một tuần hoặc hơn – cho đến khi mụn trên da biến mất

1.4 Trái nhàu

Trái nhàu có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na, Prosertonin, vi lượng, chất chống ô xy hóa. vi chất có tác dụng tốt với sức khỏe như hỗ trợ hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, giảm đau, tăng miễn dịch, chống viêm…  Các hoạt chất này còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm các bệnh, áp chế sự phát triển của các khối u, hỗ trợ làm lành vết thương, trị mụn cóc hiệu quả

 trái nhàu

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn 1 trái nhàu thật chín, lấy ruột và bỏ hạt
  • Bôi phần ruột trái nhàu lên vị trí da bị mụn 
  • Dùng băng gạc cố định lại để không bị rây sang chỗ khác
  • Để qua đêm sau đó tháo băng gạc và rửa sạch với nước ấm.
  • Kiên trì đắp trái nhàu chín trị mụn liên tục từ 3 – 5 ngày.

1.5 Nha đam

Thành phần của nha đam có chứa nhiều axit malic- một hoạt chất có khả năng tẩy tế bào da chết đồng thời tái tạo tế bào da mới. Không chỉ vậy, nha đam còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm xẹp đầu mụn hỗ trợ điều trị tối đa bệnh mụn cóc tiêu diệt vi khuẩn HPV nhanh chóng.

nha đam

Cách thực hiện:

  • Chọn lá nha đam có màu xanh nhạt, mọng nước
  • Rửa sạch nha đam, tách riêng phần vỏ, lọc lấy phần thịt bên trong. 
  • Sau đó, xay nhuyễn phần thịt cùng chút muối hạt sạch để tăng tính sát khuẩn
  • Rửa sạch vùng da mụn bằng nước muối ấm pha loãng
  • Đắp phần thịt nha đam đã xay nhuyễn lên vị trí mụn và giữ nguyên trong khoảng 30 phút. 
  • Rửa sạch mặt lại bằng nước lạnh
  • Kiên trì áp dụng 3 lần/tuần sẽ thấy có sự thay đổi

2. Điều trị mụn cóc bằng các phương pháp y học hiện đại

2.1 Điều trị bằng tiểu phẫu

Khi kích thước mụn cóc lớn > 2cm, ở vị trí bằng phẳng, chẳng hạn như gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân, bạn sẽ được chỉ định gây tê tại chỗ và làm tiểu phẫu cắt bỏ. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhờ thực hiện nhanh chóng, vết thương mau lành và ít có nguy cơ nhiễm trùng vì vết thương được may kín. Tuy nhiên chi phí có hơi cao hơn các phương pháp khác. Nếu không lấy hết mụn thì sẽ dễ bị tái phát một thời gian sau đó và có thể để lại sẹo.

Cách trị mụn cóc bằng tiểu phẫu

2.2 Điều trị bằng đốt điện

Thường áp dụng cho các cục mụn nhỏ dưới 1cm hoặc ở vị trí khó tiểu phẫu, ví dụ như ở kẽ ngón chân, tay. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, rẻ tiền và ít bị tái phát, có thể khoét sâu hết nhân rễ mụn cóc. Tuy nhiên thời gian phục hồi vết thương lâu hơn và bệnh nhân dễ nhiễm trùng, chảy máu tại vị trí đốt điện.

2.3 Chấm acid hoặc nitơ lỏng

Loại acid sử dụng trong phương pháp này là acid lactic và salicylic. Khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C), cho kết quả tốt. Chữa mụn cóc bằng acid hoặc nitơ lỏng thường được chia làm nhiều đợt ( cách nhau khoảng 1 – 2 tuần ). Phương pháp này an toàn, dễ thực hiện, ít để lại sẹo và không làm biến đổi sắc tố da. Người bệnh cần phải kiên trì điều trị để có thể khỏi hoàn toàn.

Cách trị mụn bằng acid

2.4 Sử dụng laser

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng tia laser CO2 tác động trực tiếp lên các nốt mụn cóc, tiêu diệt tác nhân gây ra bệnh, loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da, ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh. Bác sĩ sẽ lựa chọn bước sóng phù hợp để có thể tác động sâu vào bên trong lớp biểu bì giúp phá huỷ cồi mụn, không để lại sẹo và không gây đau đớn.

Đốt mụn cóc bằng laser

Sử dụng laser điều trị mụn cóc mang lại hiệu quả nhanh chóng, chỉ với một lần thực hiện. Phương pháp này hạn chế gây viêm nhiễm và tổn thương đến vùng da xung quanh. Sau điều trị, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường ngay sau khi điều trị.

IV. Phòng ngừa lây nhiễm mụn cóc

Phòng ngừa mụn cóc

  • Không gãi, dùng dao lam rạch, cạo hoặc kim châm khu vực có mụn.
  • Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, nhíp,… sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm.
  • Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, …) luôn khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt.
  • Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn tránh lây lan sang vị trí khác.
  • Tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ sau khi điều trị mụn.
  • Sau điều trị, tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 – 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát. Nếu thấy mụn tái phát trở lại, cần điều trị lại càng nhanh càng tốt, ngăn chặn trước khi virus HPV lây lan ra những vùng da lân cận.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để giúp ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.

Mụn cóc nếu không được điều trị kịp thời gây đau đớn, phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác gây mất thẩm mỹ. Bạn cần đi khám, tư vấn và điều trị về bệnh mụn cóc với bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nguồn : https://decumar.vn/

By Decumar
  • Tag:

  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận