Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi và cách xử lý triệt để
Mụn bọc ở mũi có thể coi là một trong những vị trí mất thẩm mỹ nhất. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là do đâu và có thể trị mụn như thế nào?
1. Những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện “đáng ghét” trên da, tuy nhiên, nhằm giúp chị em có cái nhìn khái quát nhất, chúng tôi đã tổng hợp ra 5 nguyên nhân chủ yếu như sau.
1.1. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi do hệ bài tiết trên da
Hệ bài tiết không khỏe sẽ khiến da dễ bị nổi mụn hơn. Tuyến tiết bã nhờn trên da luôn hoạt động để đào thải những chất không tốt cho da cũng như mồ hôi hay bã nhờn. Nếu tuyến bã nhờn hoạt động bất thường sẽ khiến da, tăng lượng bài tiết thì có thể khiến mụn bọc phát sinh.
1.2. Rối loạn Hormone trong cơ thể
Lượng hormone rối loạn cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Thông thường, hormone của nữ giới ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh em bé,… thường có chỉ số không bình thường.
Hormone rối loạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều tiết bã nhờn trên da. Cũng khiến da dễ bị kích ứng thậm chí có thể khiến da bị mụn viêm ở mũi hơn.
1.3. Căng thẳng trong cuộc sống và công việc
Căng thẳng quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể, khiến cho da dẻ dễ sinh mụn hơn. Đời sống căng thẳng, không có thời gian chăm sóc bản thân, sinh hoạt thất thường cũng khiến da dẻ thiếu chăm sóc, xấu hơn và dễ dàng bị mụn.
1.4. Chế độ sinh hoạt không khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc xuất hiện trên da. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhiều rau xanh, hoa quả và chất đạm sẽ khiến bạn có làn da khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trong bữa ăn, bạn nạp vào quá nhiều chất béo sẽ khiến da có nguy cơ bị lên mụn nhiều hơn bình thường. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới rất phổ biến.
Bạn cần phải hạn chế sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, cà phê để giúp hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng da bị nổi mụn trứng cá, đặc biệt là mụn bọc.
Giấc ngủ chiếm vị trí qua trọng trong việc điều hòa cơ thể, giúp quá trình tái tạo tế bào da hoạt động hiệu quả. Thiếu ngủ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động thiếu hiệu quả, dẫn đến những hậu quả như thiếu máu, da sạm đen, nổi mụn…
1.5. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi do có bệnh trong cơ thể
Khi cơ thể mắc một số căn bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Mụn nhọt bất ngờ xuất hiện chính là dấu hiệu cho thấy thân thể đang không khỏe, phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.
2. Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà không để lại sẹo
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số cách trị mụn bọc hiệu quả mà không để lại sẹo để các bạn có thể tham khảo.
2.1. Trị mụn bọc bằng cách chườm đá
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 – 2 viên đá sạch.
- 1 chiếc khăn mặt hoặc khăn mùi soa sạch.
Cách làm + cách sử dụng:
- Đầu tiên, lấy đá trong tủ lạnh ra đặt vào tấm khăn. Cần lưu ý khăn mặt và đá phải sạch vì chúng ta chườm trực tiếp lên da.
- Bọc đá bởi tấm khăn rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị mụn.
- Đợi đến khi tan đá thì đi rửa mặt bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt.
Đây cũng là một cách trị mụn bọc sưng đỏ rất hữu hiệu mà an toàn. Do đó, các bạn có thể sử dụng hàng ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần.
2.2. Trị mụn bọc bằng kem đánh răng
Nguyên liệu sử dụng:
- Kem đánh răng.
- Bông ngoáy tai.
Cách làm + cách sử dụng:
- Lấy 1 lượng kem mỏng vừa phải với nốt mụn bọc trên da.
- Dùng bông thấm kem đánh răng và chấm đều lên vùng mụn và xung quanh vùng mụn.
- Khoảng 10 phút sau, các bạn rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt.
Không phải kem đánh răng nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Bạn chỉ được dùng kem đánh răng có màu trắng để bôi lên vết mụn, như vậy mới đảm bảo được độ an toàn cho da. Nên sử dụng phương pháp này khoảng 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
2.3. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh
Nguyên liệu sử dụng:
- 1 – 2 quả chanh tươi.
- Dao, bát sạch.
- 1 mặt nạ giấy nén hoặc 1 khăn mùi soa.
Cách làm + cách sử dụng:
- Rửa sạch chanh, sau đó bổ chanh và vắt nước ra 1 chiếc bát sạch.
- Lấy khăn mặt giặt với nước chanh hoặc lấy mặt nạ giấy ngâm vào dung dịch nước chanh vừa rồi.
- Đắp khăn hoặc mặt nạ lên phần da mụn.
Chanh tươi có tác dụng se khít lỗ chân lông tuy nhiên nó lại có tính axit tương đối cao. Do đó, các bạn chỉ nên dùng phương pháp này khoảng 2 lần/tuần.
2.4. Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 thìa bột nghệ xay nhuyễn.
- 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Bát sạch, găng tay nilon.
Cách làm + cách sử dụng:
- Cho 1 thìa bột nghệ và 2 thìa mật ong nguyên chất vào bát sạch.
- Trộn đều hỗn hợp trên đến khi keo lại.
- Lấy cọ thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên da.
- 15 – 20 phút sau rửa mặt với sữa rửa mặt và kem dưỡng da.
Nghệ thường bám lâu trên da, vì vậy, các bạn cần phải rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt nhằm loại bỏ những vết lốm đốm vàng trên da. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3 lần/tuần để cho kết quả tốt nhất.
Bên cạnh cách trị mụn bọc tự nhiên là sử dụng tinh bột nghệ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Gel trị mụn Decumar để thay thế. Sản phẩm có nguyên liệu chính là nghệ với tinh chất curcumin nano có kích thước siêu phân tử. Nhờ vậy tăng khả năng thẩm thấu cũng như phát huy hiệu quả làm đẹp tối đa.
Đồng thời, Decumar còn sử dụng nha đam nhằm làm dịu các vết mụn, giúp da tái tạo. Vitamin E nuôi dưỡng, cải thiện làn da thâm sẹo do mụn gây nên. Có thể nói Gel trị mụn Decumar là sản phẩm lành tính, chiết xuất 100% từ thiên nhiên, giúp chị em tạm biệt những nốt mụn bọc “cứng đầu” nhất.
3. Lưu ý khi trị mụn bọc ở mũi
Mụn bọc không dễ lặn như mụn trứng cá, điều trị cũng khó hơn rất nhiều. Do đó, khi trị mụn bọc, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau nhằm thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
- Hạn chế tự nặn mụn bọc, từ đó khiến da khó có thể bị nhiễm trùng
- Chỉ nặn mụn khi mụn đã hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, không stress,…
- Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, rửa bằng các loại sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình.
Có thể thấy, mụn bọc xuất hiện ở mũi có thể xuất phát từ những nguyên nhân đa dạng khác nhau. Hiểu rõ những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi trên đây, mong rằng bạn đã rút ra được kinh nghiệm cần thiết và biết cách chăm sóc da mình sao cho đúng.
Xem thêm :
Mụn bọc ở má là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Mụn bọc ở mông – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn
Nguồn : https://decumar.vn/