Bỏ túi 9 bước giúp bạn hết mụn nước VIÊM DA TIẾP XÚC
Mụn nước viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy, khó chịu, là một trong những bệnh về da phổ biến hiện nay. Điều trị mụn nước viêm da tiếp xúc thế nào cho hiệu quả, hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mụn nước viêm da tiếp xúc do đâu
Mụn nước viêm da tiếp xúc hình thành do da bị viêm da tiếp xúc với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Một số trường hợp người có da nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh mặt trời cũng có thể bị mụn nước viêm da tiếp xúc.
Mụn nước viêm da tiếp xúc là giai đoạn thứ 2 trong quá trình của bệnh. Lúc này, trên da người bệnh hình thành các nốt mụn nước nhỏ, xuất hiện nhiều, chi chít, dễ vỡ gây ngứa hoặc nổi mẩn trên da. Các biểu hiện chủ yếu:
- Kích thước mụn nước nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2 mm.
- Nhân mụn rất dễ tự vỡ.
- Mụn mọc san sát, phủ kín bề mặt da tổn thương.
- Mụn đùn từ dưới lên thành các lớp chồng chéo.
Các mụn nước này khá nông nên rất dễ vỡ, khiến dịch nước chảy ra và dễ lây lan sang các vùng da khác không bị mụn. Giai đoạn này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
2. Làm thế nào để trị khỏi mụn nước viêm da tiếp xúc?
Một số phương pháp giúp loại bỏ mụn nước viêm da tiếp xúc có thể kể đến như:
2.1. Không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Mụn nước viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở các vị trí như vùng da thường hở. Các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm:
- Niken có trong đồ trang sức, móc khóa…
- Hóa chất trong các sản phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng…
- Formaldehyde có trong các chất bảo quản, khử trùng.
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, mỹ phẩm…
- Các sản phẩm gây ra phản ứng khi tiếp xúc với ánh nắng như kem chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
Vì vậy, để tránh tình trạng mụn nước viêm da tiếp xúc. Trước tiên, bạn cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng cho cơ thể.
2.2. Không cào gãi, chà xát nốt mụn nước
Cào gãi hay chà xát nốt mụn nước có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn, lây lan rộng hơn do các nốt mụn tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn. Các nốt mụn nước bị vỡ làm chất dịch chảy ra, lân lan sang các vùng da khác liên kết với nhau thành các đám mảng trợt, đỏ rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết.
Bên cạnh đó, với các tác động làm vỡ hoặc xây nát mụn nước sẽ tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng nổi mẩn trên da người bệnh.
2.3. Tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa
Các chất tẩy rửa như xà phòng, thuốc tẩy, nước rửa bát gây hại cho da và cũng có thể chính là nguyên nhân gây mụn nước viêm da tiếp xúc. Các chất này làm khô da, khiến cùng da dị ứng nổi mẩn nặng hơn nhất là thời kỳ đang lên mụn nước. Vì vậy nên hạn chế để vùng da mụn tiếp xúc với các chất này.
Trong trường hợp cần sử dụng, ví dụ như giặt đồ, nên dùng các loại bao tay cao su để hạn chế sự tiếp xúc thấp nhất.
2.4. Không mặc quần áo chật
Da bị mụn nước viêm da tiếp xúc thường rất khó chịu, ngứa ngáy đặc biệt là khi mụn nước bị vỡ hay bị ra mồ hôi. Vì vậy cần khiến da không thông thoáng, tránh mặc quần áo chật để da luôn thoải mái, khô thoáng.
Mặc quần áo chật còn khiến vải cọ xát vào các vùng da bị nổi mẩn lành các vết mụn nước vỡ ra tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.
Bên cạnh đó nên chọn lựa các chất vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt, chất vải không bị xơ để tránh sự cọ xát hay nhiễm trùng làm trầm trọng hơn tình trạng mụn nước viêm da tiếp xúc.
2.5. Vệ sinh da sạch sẽ, nhẹ nhàng
Người bị mụn nước viêm da tiếp xúc rất dễ viêm nhiễm nặng nên cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh tích tụ vi khuẩn trên bề mặt da. Thông thường da đang nhạy cảm có thể tránh dùng sữa tắm, sữa rửa mặt hoặc phải dùng loại thật dịu nhẹ.
Việc vệ sinh da cần phải nhẹ nhàng (nhất là chỗ nổi mụn nước) với sản phẩm dịu nhẹ để tránh gây vỡ mụn nước hay gây kích ứng da làm vùng da mụn viêm nhiễm nặng hơn.
2.6. Sử dụng thuốc bôi
Mụn nước viêm da tiếp xúc có thể điều trị tạm thời bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Dùng thuốc bôi da giúp hạn chế tình trạng mẩn ngứa khó chịu trên da.
- Đối với eczema cấp tính có các triệu chứng như chảy nước, loét trợt, dùng các thuốc bôi ngoài các tác dụng dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo nước như đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nước muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25%, Rivanol 1%, dung dịch Yarish trong 5 – 7 ngày đầu sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1%, dung dịch Milian, kết hợp hồ nước.
- Khi tổn thương khô cho bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh (cream Synalar- neomycin, cream celestoderm -neomycin,…)
- Với eczema mạn tính có thể dùng Goudron, coaltar, mỡ corticoid hoặc mỡ corticoid a salicylic như mỡ diprosalic.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể bôi thuốc mỡ để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc tắm bằng bột ngũ cốc, bột yến mạch, dầu oliu để làm da sạch hơn.
2.7. Dùng thuốc uống
Nếu có nhiễm khuẩn rõ (sốt, bạch cầu tăng cao, tổn thương sưng tấy đau, nổi hạch, có mủ vẩy tiết), bạn có thể dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 – 10 ngày (ví dụ như Tetracyclin, erythromycin).
Tuy nhiên bạn nên xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp và an toàn hơn.
2.8. Chế độ ăn uống phù hợp
Người bị mụn nước viêm da tiếp xúc cần phải thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn thì việc điều trị mới thực sự có hiệu quả. Chế độ ăn uống rất cần thiết trong điều trị và phòng tránh làn da mụn xấu xí, đặc biệt là mụn nước viêm da tiếp xúc.
Người bị mụn nước viêm da tiếp xúc nên tăng cường ăn các loại rau xanh, các loại trái cây có tính mát để giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, cũng nên ăn ngũ cốc hay bột yến mạch giúp hệ tiêu hoá đào thải độc tố hiệu quả. Các thực phẩm nên tăng cường ăn có thể kể tới:
- Các loại rau xanh đậm như rau cải bó xôi, súp lơ xanh,…
- Các loại củ, quả chứa nhiều vitamin C, E, A… như cam, bưởi, cà rốt, xoài
- Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
- Ngũ cốc và bột yến mạch
Bên cạnh đó cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng vì sẽ làm tăng nguy cơ mụn nước viêm da tiếp xúc. Các thực phẩm nên hạn chế ăn như:
- Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,…
- Rượu bia và các chất kích thích
- Đồ ăn cay nóng
- Đồ ngọt như socola, nước ngọt có ga
- Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ và chất béo như gà rán, cá viên chiên, nem rán,…
2.9. Nghỉ ngơi hợp lý
Tránh stress, thức khuya là phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng lên mụn. Thức khuya, ngủ thiếu giấc chính là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị sạm đen đồng thời tăng nguy cơ lên mụn hơn.
Điều trị mụn nước viêm da tiếp xúc cần nhiều thời gian đồng thời phải kết hợp cả chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Lưu ý, nếu tình hình mụn nước viêm da tiếp xúc không cải thiện và tiếp tục lan rộng, cần khám bác sĩ nhanh chóng để có phương hướng điều trị phù hợp.