Mụn trứng cá là một bệnh lý lưu hành khoảng trên 80-90 % trong độ tuổi dậy thì, và cũng thấy sau độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn, có khi nó kéo dài đến tuổi trung niên. Mụn trứng cá thông thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuy vậy bệnh lại làm mất thẩm mỹ đặc biệt do cách điều trị không đúng cách và có thể để lại di chứng tại chỗ như :sẹo, thâm da… ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, đời sống tình cảm, xã hội của bệnh nhân bị mụn. Thể nặng gây các biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết, phong thấp. Vậy trị mụn trứng cá như thế nào?
Bệnh sinh mụn trứng cá:
Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm nang lông tuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và hình thành nhân trứng cá. Hiện nay người ta cho rằng các yếu tố sinh ra bệnh trứng cá gồm có:
– Thể địa da dầu, tăng tiết chất bã (có tính chất di truyền, gia đình). Do có thể địa da dầu tuyến bã bị to ra, tăng tiết chất bã, chất bã tiết ra nhiều mà không thoát ra ngoài được vì cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại tạo thành nhân trứng cá.
– Dày sừng cổ nang lông làm chất bã bị bít tắc, không thoát ra được.
– Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) Corynebacterium acnes (C.acnes) Propionibacterium acnes phân hủy chất bã tạo thành các axit béo tự do ngấm ra tổ chức xung quanh da tạo nên các sẩn viêm, nếu bội nhiễm thêm liên cầu, tụ cầu…sẽ tạo nên sẩn mủ, mụn mủ.
– Di truyền: Cha mẹ bị thể địa da dầu cả 2 có trứng cá 45-50 % con có trứng cá. Những người viêm da cơ địa thì tỷ lệ bị trứng cá thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trứng cá:
– Ảnh hưởng thuốc: một số thuốc có thể gây nên mụn trứng cá như: Phenyltoin.Thuốc nhóm Halogene, Coticosteroids, , Bromure Hydantoin, Gardenal, Vitamin B12, Androgene, Progestatifs. Azathioprime, Cyclosporine, Rimifon. ….
– Chế độ ăn mặn, chất cay nóng, quá ngọt, cà phê, rượi, thuốc lá…
– Bệnh nôi tiết: Cushing, cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang…
– Stress tâm lý:suy nghĩ nhiều , thức khuya, thường xuyên mất ngủ..
– Nghề nghiệp tiếp xúc với dầu mỡ, vệ sinh da mặt kém
Các dạng tổn thương của mụn trứng cá:
Mụn trứng cá thường gặp ở vùng mặt, lưng, ngực. Tùy theo tổn thương cơ bản và mức độ bệnh mà ta có thể quan sát thấy.
– Nhân đầu trắng: Trên da mặt thấy các điểm trắng từ 1-2 mm ở dưới da, đó là nhân trứng cá.
– Nhân đầu đen: Có một điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã phần trên bị 0xy hóa.Các mụn đầu đen , đầu trắng, mụn mủ thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
-Sẩn viêm: Có các sẩn viêm đường kính từ 1-3mm nặn ra nhân trứng cá là 1 sợi chất bã màu trắng ngà vàng.
– Mụn mủ, sẩn mủ: Có sẩn mủ, trung tâm là nhân trứng cá và mủ có quầng viêm đỏ bao quanh kích thước từ 1-5mm.
– Vêm tấy: Bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy kích thước 1-3mm, viêm ,đỏ ,sưng, cứng, ấn thấy đau, sau đó hóa mủ.
– Nang bọc: Có các nang bọc chìm ở dưới da và có vỏ xơ bao quanh, trong có chứa chất bã, mủ.
– Mụn trứng cá cụm: Với những làn da dầu, cộng thêm thay đổi nội tiết hay bên trong cơ thể quá nóng, da thường hay có mủ cục tạo thành lỗ dò, chảy máu sau đó tạo thành sẹo lồi, sẹo lõm. Trị mụn trứng cá Trị mụn trứng cá
– Trứng cá nhẹ khi chỉ có mụn đầu trắng hoặc đầu đen: Trung bình khi có thêm 1 số mụn mủ, cục, nặng khi nổi thêm nhiều cục, nắn thấy đau, nang nằm sâu ở dưới da.
Phân loại theo mức độ nặng của mụn trứng cá
Điều trị mụn trứng cá
Việc điều trị mụn trứng cá cần áp dụng các nguyên tắc sau:
– Kiêng chất ngọt, giảm chất béo.
– Tôn trọng cấu trúc da: Không lể, cắt, nặn mụn không đúng phương pháp. Trị mụn trứng cá Trị mụn trứng cá
– Tránh sử dụng mỹ phẩm, các loại corticoid bôi.
– Vệ sinh da, sạch, thoáng
Các phương pháp.
– Tháo bỏ nặn nhân mụn trứng cá bằng keo cyanoacylate: Bôi keo cyanoacylate vào mụn rồi dùng que nhựa dính vào chỗ đó, sau một phút nhắc ra kéo theo nhân trứng cá bị dính vào que thủy tinh hoặc tấm plastic.
– Chích nặn nhân mụn trứng cá: Dùng cái chích nặn nhân mụn trứng cá làm thoát mụn mủ và nang trứng sẽ làm mau lành hơn. Phương pháp này cần phải tiến hành vô khuẩn và phải bôi thuốc gây tê bề mặt vùng da chích nặn mụn trứng cá.
– Phương pháp lột mụn bằng băng khía vạch: Dán băng khía vạch lên mặt vài giây rồi sau đó bóc đi, làm nhiều lần có khi đến 20-30 lần, cho đến khi nhìn thấy lớp lấp lánh, mục đích là làm bật các nút bít tắc ở cổ nang lông để nhân trứng cá có thể thoát đi được.
– Trị liệu bằng phương pháp quang học: Trị liệu bằng quang học hiện đang được áp dụng tại Việt Nam hầu hết là dùng tia sáng IPL (công suất thấp) có bước sóng phù hợp để tác động vào vi khuẩn P.Acnes – (vi khuẩn gây ra mụn trứng cá)
Chúc các bạn thành công!
Tag:
© 2016 – BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
Hotline: 1800 8179
Miền Bắc: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN BẮC
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng: Tầng 5 -Tòa nhà Comatce Tower – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 024.3668.6938 Fax: 024.3668.6938
Miền Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08 38100085