Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Mụn bọc ở vành tai là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

09.21.20
16:38
  • Chia sẻ

Mụn bọc ở vành tai khá phổ biến, nó gây cảm giác đau nhức và vô cùng khó chịu. Vậy, mụn bọc ở vành tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở vành tai? Tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.

I. Nguyên nhân gây mụn bọc ở vành tai

Mụn bọc ở vành tai có thể do cơ thể thiếu nước làm cho chức năng bài tiết, đào thải độc tố của thận suy giảm đáng kể. Ngoài ra, mụn bọc ở tai cũng có thể do nhiễm trùng khi xỏ khuyên tai, viêm tai, nội tiết tố thay đổi, thói quen sờ tay lên tai và một số nguyên nhân khác. 

Mụn bọc ở tai
Mọc mụn bọc ở sau tai nguym không?

1. Vệ sinh tai không đúng cách

Việc chủ quan và không chú ý đến vệ sinh vùng tai khi tắm hay rửa mặt là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở vành tai. Vệ sinh tai không kỹ khiến nó dễ bị vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, dầu nhờn, bụi bẩn tích tụ lâu ngày hoặc thường xuyên sờ tay bẩn lên vành tai là những lý do mụn bọc xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

2. Bệnh viêm tai

Tai bị viêm nhiễm do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là dở dụng dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ hoặc đi tắm, bơi ở khu vực có nước bị ô nhiễm. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai là ống tai bị sưng, nổi nhiều mụn cùng cảm giác đau nhức, khó chịu.

3. Thay đổi nội tiết tố

Làn da phản ánh rõ nét sự thay đổi nội tiết tố. Ở vùng tai, những nốt mụn bọc có thể là dấu hiệu cảnh báo sự rối loạn Hormone. Theo đó, tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh dễ nổi mụn nhất.

4. Nhiễm trùng do xỏ khuyên tai

Không ít trường hợp xỏ khuyên tai và bị nhiễm trùng. Vị trí có sụn sẽ sưng và đau lâu hơn thùy tai. Ngoài ra, một số người cơ địa xấu cũng lâu lành vết thương hơn. Chính vì vậy, bên cạnh đảm bảo chế độ ăn lành mạnh để ngăn ngừa sẹo lồi, bạn nên vệ sinh tai kỹ lưỡng theo hướng dẫn của những người thợ bấm khuyên tai chuyên nghiệp.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, mụn bọc ở tai còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Lượng dầu nhờn ở tai quá nhiều
  • Thói quen sờ tay bẩn lên vành tai
  •  Không vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên
  • Căng thẳng quá mức
Sờ tay lên vành tai
Thường xuyên sờ tay lên vành tai tạo điều kiện cho mụn bọc hình thành và phát triển

II. Mụn bọc ở vành tai có nguy hiểm không?

Mụn bọc ở vành tai có nguy hiểm không? Đáp án là có. Theo các chuyên gia da liễu, vành tai là nơi có nhiều dây thần kinh. Mụn bọc ở vành tai tuy ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì tóc che khuất nhưng những nốt mụn sưng to, mưng mủ có thể gây nhiễm trùng mạch máu ở khu vực này.  

Bên cạnh đó, phương pháp chẩn đoán mụn dựa vào Face Mapping cho biết, vị trí mụn phản ánh thể trạng bởi mỗi vị trí đều có liên quan đến một cơ quan nội tạng nào đó. Theo lý thuyết này, mụn bọc ở tai là do thận đang gặp vấn đề – thiếu nước, suy giảm chức năng, bị quá tải. Mụn bọc sau tai có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như:

  • U nang bã nhờn
  • Dày sừng tiết bã
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy
  • Acanthoma fissuratum
  • Sẹo lồi
Nguyên nhân bị mụn
Face Mapping – vị trí nốt mụn phản ánh khá rõ thể trạng

III. Cách trị mụn bọc ở vành tai hiệu quả và an toàn

Để trị mụn bọc ở tai, bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Trị mụn bọc ở vành tai bằng thuốc Tây

Đối với trường hợp mụn bọc ở vành tai ở mức độ nặng, viêm nhiễm, sưng to và chứa mủ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

  • Minocycline
  • Tretinoin
  •  Isotretinoin
  • Doxycycline
  •  Polysporin
  • Neosporin
  • Naproxen
  •  Ibuprofen
Thuốc tây
Thuốc Tây trị mụn bọc ở vành tai

2. Trị mụn bọc ở vành tai bằng các phương pháp tự nhiên

Mẹo trị mụn bọc ở vành tai thường được áp dụng cho các trường hợp mụn bọc nhẹ. Một số phương pháp được áp dụng đó là chườm nóng, dùng sữa, nước muối sinh lý, trà đen, nha đam.

2.1. Chườm nóng

Chườm nóng là cách đơn giản để trị mụn bọc ở vành tai. Cách thực hiện như sau:

Bước 1 : Vệ sinh nốt mụn bằng cồn y tế

Bước 2 : Nhúng khăn mềm, sạch vào nước nóng

Bước 3 : Vắt bớt nước, gấp nhỏ lại và đắp lên nốt mụn bọc

Bước 4 : Giữ yên trong vòng 10 – 15 phút, 3 – 4 lần/ngày

2.2. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đỏ, loại bỏ vi khuẩn ở các nốt mụn. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý còn có tác dụng làm sạch lỗ chân lông và cân bằng độ ẩm cho da. Để trị mụn bọc ở tai, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 : Cho 1 thìa cà phê muối sinh lý vào chén nước nóng

Bước 2 : Đợi bớt nóng, dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa lên nốt mụn bọc

Bước 3 : Rửa sạch tai khi dung dịch khô, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày

Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đỏ, loại bỏ vi khuẩn ở các nốt mụn

2.3. Trà đen

Trong trà đen có chứa hoạt chất Tanin, kết hợp với hơi nóng từ khăn ấm có khả năng giảm viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Ngâm 1 túi trà đen trong nước nóng

Bước 2: Đặt túi trà lên nốt mụn bọc

Bước 3: Giữ yên trong vòng 10 – 15 phút, thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày

2.4. Sữa

Trong sữa có axit alpha hydroxy, tác dụng loại bỏ tế bào chết, làm cho lỗ chân lông được thông thoáng. Cách dùng sữa trị mụn bọc ở tai như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 chén sữa tươi không đường

Bước 2: Nhúng bông gòn vào sữa tươi và thoa lên nốt mụn

Bước 3: Để khoảng 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày

2.5. Thoa gel nha đam

Nha đam có khả năng kháng viêm, giảm sưng và xẹp nốt mụn nhanh chóng. Dùng gel nha đam để trị mụn bọc ở vành tai như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ nốt mụn

Bước 2: Thoa gel nha đam lên nốt mụn bọc ở tai

Bước 3: Lưu lại khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày

Nha đam
Nha đam có khả năng kháng viêm, giảm sưng và xẹp nốt mụn nhanh chóng

IV. Phòng tránh mụn bọc ở vành tai bằng cách nào?

Chế độ ăn uống, vệ sinh vùng tai, xỏ khuyên ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển mụn. Để phòng tránh mụn bọc ở tai bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh kỹ vùng tai mỗi ngày để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, sự tích tụ bã nhờn, bụi bẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ vật tiếp xúc với tai như tai nghe, khuyên tai,…
  • Bỏ thói quen sờ tay lên vùng tai đặc biệt là vị trí mụn
  • Thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm, mũ đi nắng
Mụn bọc ở sau tai
Đảm bảo vùng tai luôn được sạch sẽ
  • Không tự ý nặn mụn để tránh tình trạng viêm nhiễm
  •  Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào, sử dụng đồ uống có chất kích thích
  • Không đi bơi ở vùng nước bị ô nhiễm hoặc tự ý dùng vật sắc nhọn chọc vào tai
  • Sau khi xỏ khuyên tai nên vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không chạm tay vào vùng xỏ khuyên và đi gặp bác sĩ nếu thấy vị trí xỏ khuyên bị mưng mủ, lở loét

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở vành tai. Tuy nhiên, trường hợp mụn sưng tấy lâu ngày, tái đi tái lại, đau nhức dữ dội, lở loét và lan sang các vùng da khác bạn nên đến gặp bác sĩ. Đừng ngại để lại câu hỏi về các loại mụn, cách chăm sóc da hiệu quả,… bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 1800 8179 để được tư vấn miễn phí. Truy cập decumar.vn thường xuyên để không bỏ qua những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Mụn Bọc Ở Cằm Có Nguy Hiểm ? Nguyên nhân và cách điều trị tối ưu

Mụn bọc ở mũi | Nguyên nhân chủ yếu và cách xử lý triệt để

Nguồn : https://decumar.vn/

Bộ sản phẩm chăm sóc da mụn Decumar

Rút ngắn quy trình xử lý với bộ chăm sóc da mụn toàn diện Decumar gồm

  • Gel rửa mặt giảm nhờn cho da mụn Decumar: Giúp làm sạch sâu vùng da mụn một cách dịu nhẹ, kiểm soát dầu nhờn và cung cấp độ ẩm phù hợp
  • Gel ngừa mụn Decumar: Giảm mụn viêm, xử lý thâm, ngăn ngừa sẹo hiệu quả
  • Kem chống nắng kiểm soát nhờn cho da mụn Decumar: Chống nắng vật lý lai hoá học SPF 50+, PA ++++ tạo lớp hàng rào kiên cố bảo vệ da mụn suốt 8h, kiểm soát nhờn và ngăn ngừa mụn tối ưu. 
By Decumar
  • Tag:

  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
Sản phẩm liên quan