Xử lý một chiếc mụn trên mặt hay cơ thể tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thế mất mạng. Từ trường hợp của một bệnh nhân chết vì nặn mụn mới đây đem đến những cảnh báo về việc tưởng đơn giản này.
Mới đây, Bệnh viện Da liễu T.Ư đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là anh Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh tím các đầu chi, đái ít. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng. Trước đó 5 ngày, bệnh nhân nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó xuất hiện một nốt ở mũi sưng to và đau, sốt cao. Bệnh nhân đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Dù được thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.
Theo các bác sĩ, khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng… Những bệnh này rất nặng, nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong. Mụn thông thường xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.
Theo BS Ngô Thanh Loan, Bệnh viện Da liễu T.Ư, khi bị đinh râu, tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
Theo BS Ngô Thanh Loan, nhận biết mụn đinh râu không khó. Mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc bắt nguồn từ một vết xước, vết nặn mụn bình thường bị viêm nhiễm. Đầu mụn có mủ, xung quanh mụn đỏ, nóng, người bị mụn có thể bị sốt kèm theo. Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo thời gian và nặng dần, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp nhọt càng ngày càng sưng to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Khi mới phát hiện vết sưng đỏ, chưa có mủ: Dùng bông chấm cồn iốt 1 – 3% lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày. Sau đó, sử dụng kem bôi đặc trị để ngăn chặn ngay sự phát triển của mụn.
Việc xử lý các vết xước, mụn bọc thông thường không đúng cách cũng dễ dẫn đến mụn định râu. Theo chị Nguyễn Thanh Thủy, Thẩm mỹ viện Hà Nội, những sai lầm trong xử lý mụn đa phần người mắc phải là nặn mụn, xử lý mụn bằng các sản phẩm kem trộn, rửa mặt nhiều lần trong ngày làm sạch để tránh mụn hoặc trang điểm thật đậm để giấu đi những chiếc mụn đáng ghét. Những cách xử lý này dễ gây tổn thương thêm cho làn da. Để phòng ngừa mụn thì nên chú ý giữ vệ sinh tốt, tắm gội, lau mồ hôi, giữ da thông thoáng bằng việc rửa mặt 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước sạch.
Theo các chuyên gia, nên đặc biệt lưu ý với những chiếc mụn quá lâu không có dấu hiệu khỏ, không thể tự vỡ và nằm sâu dưới lớp da. Đặc biệt là khối mụn mềm ở giữa xung quanh có nền xâm nhập cứng thì bạn nên cảnh giác. Bởi vì ung thư da là một bệnh xuất hiện rất từ từ kèm theo các dấu hiệu cảnh báo là sự thay đổi màu sắc bất thường ở da, nổi sần và hình thành u cục…
Theo các chuyên gia, mụn báo hiệu ung thư da hầu như không mang lại cảm giác đau, nếu như bạn bóp mạnh sẽ thấy cảm giác đau tức. Biết cách phân biệt giữa mụn nhọt và dấu hiệu ung thư da sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh này. Vì vết mụn nhọt tưởng chừng như bình thường cùng có thể là mầm mống của bệnh ung thư da.
Câu chuyên tử vong vì nặn mụn trứng cá, PGS Thường cho biết việc nặn mụn trứng cá nhất là các mụn đinh râu có thể gây nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng máu và tử vong nếu người bị mụn trứng cá nặn không đúng cách, khi tay còn bẩn. Vết thương hở sau khi nặn mụn cũng có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn, vi trùng khác. Nếu không biết điều trị có thể tử vong vì biến chứng sốc nhiễm trùng. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều.
Hiện nay, PGS Thường khuyến cáo nhiều người sau khi mặt có mụn tự ý nặn mụn dẫn đến nhiễm trùng, viêm da. Đặc biệt mụn đinh râu là mụn mọc ở quanh miệng, khu vực có râu. Mụn đinh râu rất nguy hiểm, nếu tự ý nặn có thể giật méo miệng vì khu vực này có nhiều mạch máu, dây thần kinh. Nếu nặn mụn đinh râu rất dễ nhiễm trùng máu vì máu đi vào hệ tuần hoàn nhanh nhất.
Khi vi khuẩn từ các mụn nhọt ở đây lọt vào hệ thống tĩnh mạch sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu – một loại nhiễm trùng toàn thân, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ tử vong, ngay cả khi được điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong cũng cao.
Để điều trị các mụn nhọt thông thường, chỉ cần bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc ngâm tay, ngâm chân vào nước muối đặc. Khi nhọt đã “chín” thì chích mủ, nhưng phải đảm bảo vô trùng, tuyệt đối không được nặn nhọt non.
Trong trường hợp nhọt to có sốt cao hay bị đinh râu, hậu bối có nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh liều cao và được điều trị tại bệnh viện. Để phòng mụn nhọt, ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn.
PGS Thường nhấn mạnh cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.
Mỗi cơ quan trong cơ thể khi có dấu hiệu bất thường đều thể hiện ra ngoài. Chỉ cần chú ý một chút bạn sẽ ngạc nhiên vì cơ thể đang gặp nhiều vấn đề hơn mình biết đấy.
Nếu bạn bị mụn mọc nhiều ở trán vị trí gần với chân tóc thì có thể liên quan đến tiêu hóa. Có thể bạn ăn uống không điều độ, hoặc ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mở, chất béo. Do đó, bạn nên điều chỉnh lại thực đơn của mình một cách lành mạnh hơn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm thiểu uống các loại sữa chứa nhiều chất béo và thay bằng sữa cung cấp đạm từ thực vật như sữa đậu nành, đậu xanh,…
Ngoài ra, da đầu bị gàu hay dầu quá mức cũng khiến khu vực phía trên trán, gần với chân tóc bị mụn. Nên điều chỉnh lại loại dầu gội phù hợp và gội đầu cách ngày để giảm thiểu dầu cho da đầu.
Nếu bạn bị mụn mọc nhiều ở trán vị trí gần với chân tóc thì có thể liên quan đến tiêu hóa.
Có bạn nào mụn hay mọc nhiều trên trán nhưng lại ở phía dưới gần với lông mày thì đích thị bạn đang bị stress quá nhiều, thường xuyên thức khuya quá mức. Mau mau điều chỉnh lại khung giờ lên giường của mình trễ nhất là 11h30 nhé! Khi ngủ cũng lưu ý tắt các thiết bị di động để không gây mất ngủ. Thêm vào đó, hãy chọn cho mình một thái độ sống tích cực, có sự cân bằng giữa công việc và giải trí để tránh những lo lắng không cần thiết.
Mụn hay mọc nhiều trên trán nhưng lại ở phía dưới gần với lông mày thì đích thị bạn đang bị stress.
Mũi là một trong những nơi khá nhạy cảm của vùng chữ T do hay tíết nhiều dầu và cũng rất dễ bị nổi mụn, đa số là mụn cám và mụn đầu đen. Nhưng nếu bạn thấy khu vực mũi mình thường xuyên xuất hiện các thể loại mụn bọc hay mủ thì hãy cẩn thận, vì đó là dấu hiệu tim bạn đang không được khỏe, có thể là do vấn đề huyết áp. Một nguyên nhân khác phổ biến hơn là stress.
Luyện tập thể dục thể thao chính là một cách hay dành cho bạn, vừa giúp tim khỏe mạnh, dẻo dai, vừa giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress hiệu quả.
Mũi thường xuyên xuất hiện mụn bọc hay mủ thì hãy cẩn thận, vì đó là dấu hiệu tim bạn đang không được khỏe.
Nếu bạn bị mọc mụn ở hai bên lỗ tai, đó là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang hoạt động không tốt. Và bạn đang không cung cấp đủ nước để thận giúp bạn thải độc tố.
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn là người hay vận động thì phải cung cấp thêm. Đồng thời nên cắt giảm bớt các thức ăn không tốt cho thận như nội tạng động vật, các chất cồn hay các loại thức ăn chưa nhiều kali.
Nếu bạn bị mọc mụn ở hai bên lỗ tai, đó là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang hoạt động không tốt.
Nổi mụn nhiều hai bên má là do phổi. Những bạn nào thường xuyên hút thuốc lá sẽ dễ bị mọc mụn ở khu vực này. Ngoài ra sống trong môi trường nhiều khói xe, bụi bẩn cũng là nguyên nhân chính gây mụn trên má. Không nên đi ra ngoài mà không dùng các thiết bị che chắn và ngăn chặn khói bụi.
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng hay tiếp xúc với phần má như điện thoại di động, gối ngủ, khăn mặt, khẩu trang giúp hạn chế các vi khuẩn gây mụn.
Sống trong môi trường nhiều khói xe, bụi bẩn cũng là nguyên nhân chính gây mụn trên má.
Các bạn gái thường thấy mụn xuất hiện ở cằm một vài ngày mỗi tháng trước hoặc sau kì kinh nguyệt thì đây là tình trạng bình thường. Trong giai đoạn này, hormone và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao nên làm xuất hiện vài nốt mụn nhỏ.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì cơ thể bạn đang bị mất cân bằng hormone do ăn uống không đúng cách hoặc đang chịu nhiều áp lực. Hoặc bạn ít khi quan tâm hay vệ sinh đúng cách khu vực này sau khi trang điểm hay lúc rửa mặt.
Để khắc phục tình trạng này thì ngoài việc sinh hoạt điều độ, bạn nên vệ sinh kĩ hơn vùng cằm, khi bị mụn thì tuyệt đối không dùng tay cậy hay nặn mụn tùy tiện.
Mụn ở cằm có thể là do cơ thể bạn đang bị mất cân bằng hormone.
Sự thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực này. Nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quan trọng làm nên vẻ ngoài và tính cách đặc trưng của phái nữ. Mất cân bằng nội tiết tố gây nhiều hậu quả không chỉ với thần kinh, chu kì kinh nguyêt, khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng nhiều đến da như gây sạm da, mụn nổi ở lưng, cánh tay và những vùng kín.
Sự thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực lưng và cánh tay.
Cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin E. Bổ sung thêm các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, cà rốt, khoai tây, tỏi, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hủ, bí ngô…
Quần áo dễ thấm mồ hôi cọ xát vào da cũng dễ sinh mụn. Bạn nên chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh những trang phục quá chật và bó sát gây bí hơi, đổ nhiều mồ hôi sẽ sinh mụn nhiều hơn.
Ngoài ra, mụn phát sinh đôi khi còn do sữa tắm, kem dưỡng, xà phòng giặt, kem chống nắng… gây ra. Do đó, hãy nhờ các bác sỹ tư vấn đâu là các sản phẩm phù hợp trước khi sử dụng nhé.
Tag:
© 2016 – BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
Hotline: 1800 8179
Miền Bắc: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN BẮC
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng: Tầng 5 -Tòa nhà Comatce Tower – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 024.3668.6938 Fax: 024.3668.6938
Miền Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08 38100085