Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Kem chống nắng bị vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

12.08.22
10:57
  • Chia sẻ

Dạo gần đây một số bạn trẻ “than thở” với Decumar về vấn đề bôi kem chống nắng bị vón cục trông giống như da bị “mốc” và băn khoăn không biết liệu có “mẹo” nào giúp lớp kem chống nắng mịn màng không.

Vậy thì dưới đây Decumar sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nguyên nhân khiến kem chống nắng bị vón cục mà bạn không ngờ đến và cách thoa kem chống nắng sao cho “mướt mườn mượt” nhé!

Kem chống nắng bị vón cục là do đâu?

Kem chống nắng không được dàn đều, khó tán sẽ tạo thành những vệt trắng trên da gây cảm giác khó chịu, bí bách. Có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vón cục này:

  • Bôi quá nhiều kem chống nắng

Silicon hay chất tạo màng trong kem chống nắng là nhân tố chính xây nên lớp màng bao phủ bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV nhưng lại không thể thẩm thấu vào da. 

Nhiều bạn cứ nghĩ rằng bôi càng nhiều kem chống nắng càng tốt thì sẽ khiến lớp kem “chồng chất” lên nhau, gây nên tình trạng vón cục. Hơn nữa, việc này còn làm cho da “hô hấp” khó khăn, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn xuất hiện.

ảnh
Bôi quá nhiều kem chống nắng sẽ gây hiện tượng vón cục
  • “Ngược tính” được với những sản phẩm chăm sóc da khác

Tuy nhiên, những bạn nào đã tuân thủ nguyên tắc dùng kem chống nắng vừa đủ mà mặt vẫn bị “mốc” thì có thể sản phẩm dưỡng da đang dùng “không dung hòa” được với kem chống nắng đấy.

Chẳng hạn trước khi bôi kem chống nắng có chứa chất tạo màng hoặc silicon mà dùng kem dưỡng ẩm chứa dầu thì sẽ xảy ra tình trạng tách lớp, gây vón cục trên da. Việc tìm hiểu kỹ bảng thành phần trước khi mua kem chống nắng là rất quan trọng, nếu không, cứ miệt mài sử dụng mà chẳng đem lại hiệu quả gì thì chỉ có thiệt thòi cho các bạn.

  • Kem chống nắng đang dùng không phải “chân ái” của da bạn

Nếu tình trạng vón cục diễn ra thường xuyên bất kể đông hay hè thì có thể kem chống nắng đang dùng với làn da của bạn chưa phải “true love” của nhau. 

Việc sử dụng kem chống nắng không phù hợp với tình trạng da chẳng khác gì “ông nọ bà kia”, không giúp “em ấy” làm tốt nhiệm vụ bảo vệ da mà còn khiến các khuyết điểm trên da ngày càng nặng thêm. 

Vậy nên cần “đọc vị” làn da của bạn trước, xem tình trạng ra sao rồi chọn kem chống nắng cho phù hợp nhé.

Hướng dẫn cách “chống chế” kem chống nắng bị vón cục

Bước 1: Chấm đều kem chống nắng lên từng điểm trên mặt

5 điểm trên khuôn mặt mà các bạn nên ưu tiên chấm vào là trán, 2 gò má, mũi và cằm. Việc này đảm bảo các vùng da trên mặt đều được phủ một lượng kem nhất định, giúp các bạn tán đều kem mà không lo bị vón cục

Bước 2: Vỗ nhẹ và tán kem 

Thói quen thoa và miết kem chống nắng vô tình càng khiến mặt các bạn “bị ghét” nhiều hơn. Để kem chống nắng không vón thành từng cục, các bạn nên vỗ nhẹ cho kem được phủ đều rồi dùng tay tán nhẹ kem. Như vậy cá  dưỡng chất sẽ thẩm thấu vào da nhanh hơn và hạn chế hình thành vệt trắng khó coi trên da

ảnh
Chấm từng điểm và thoa nhẹ để kem tán đều

Kem chống nắng kiểm soát nhờn Decumar có gì đặc biệt?

Với chỉ số SPF 50, PA++++, có thành phần chống oxy hóa cao và độ quang phổ rộng, kem chống nắng kiểm soát nhờn Decumar thực sự được xem là “dâu trăm họ” trong làng da mụn bởi:

  • Chất kem dễ tán, không để lại vệt trắng và vón cục
  • Sức mạnh bảo vệ da lên tới 8h nhờ hàng rào bảo vệ da được tạo nên từ thành phần Nano THC, Fluidipure 8G với chiết xuất vi sinh từ biển sâu, ngăn chặn tác hại từ tia UV
  • Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, làm lành các vết thương do mụn gây ra và hạn chế hình thành thâm sẹo sau mụn
  • Bã nhờn được kiểm soát hiệu quả, giúp làn da luôn được thông thoáng và khỏe mạnh.
Chiều chuộng cả làn da nhạy cảm nhất!

[dathang]

Hy vọng những thông tin mà Decumar chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn nhận ra nguyên nhân khiến kem chống nắng bị vón cục và nhanh chóng có cách khắc phục tình trạng này để làn da luôn được căng mượt nhé!

 

By Decumar
  • Tag:

  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
Sản phẩm liên quan