Trẻ nhỏ với làn da mỏng manh rất dễ để lại sẹo thâm khi bị trầy xước hay côn trùng đốt. Mẹ nên áp dụng những cách trị sẹo thâm cho bé càng sớm càng tốt để tránh sẹo ảnh hưởng tới làn da của trẻ sau này.
Da trẻ nhỏ vô cùng non nớt, kể cả những tác động mỏng manh nhất cũng có thể tạo ra tổn thương trên da, để lại sẹo và thâm.
Trẻ có thể bị sẹo gây thâm vì những nguyên nhân sau:
>> Xem thêm: 8 mẹo trị sẹo thâm muỗi đốt an toàn mà hiệu quả
Khác với làn da của người lớn, da trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Lớp thượng bì của da trẻ rất mỏng, mềm và có nhiều mao mạch. Các sợi cơ, nang lông, tuyến bã nhờn dưới nang lông và sợi đàn hồi còn chưa phát triển hoàn chỉnh.
Với trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi thậm chí còn chưa hoạt động tuy đã phát triển. Vì vậy, chức năng tự bảo vệ của da trẻ kém hơn nhiều. Khi có tác nhân gây hại, da trẻ dễ bị tổn thương, dễ viêm nhiễm và đẻ lại sẹo.
Nếu trẻ bị sẹo từ khi còn nhỏ, các vết sẹo có thể mờ dần đi khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, sẹo sẽ không bao giờ mất hẳn. Nếu không chăm sóc vết sẹo cho trẻ từ khi còn bé thì chúng có thể trở nên thâm đen hơn khi trẻ lớn hơn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt là sẹo ở các vùng da hở như mặt, cánh tay, bàn chân…
Dưới đây là một số cách trị sẹo thâm cho bé từ các nguyên liệu dễ kiếm và sẵn có mà các mẹ có thể áp dụng.
Sữa mẹ chứa nhiều chất đề kháng và có tác dụng kháng viêm nhẹ. Ngoài ra, dưỡng chất từ sữa mẹ cũng giúp dưỡng ẩm cho làn da bé. Do đó, khi da bé bị thương nhỏ gần lành hoặc muỗi đốt, bạn có thể chấm sữa mẹ lên vết thương để ngăn ngừa sẹo thâm.
Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị 5-10ml sữa mẹ, tăm bông hoặc bông.
Cách thực hiện:
Mỗi ngày, mẹ có thể bôi sữa lên da bé 3-4 lần. Thực hiện liên tục trong 3 ngày để thấy tác dụng tốt nhất. Lưu ý, 1 số trẻ có thể bị dị ứng với sữa mẹ. Tốt nhất mẹ nên thử trước lên vùng da nhỏ sau đó mới bôi lên vùng thâm sẹo.
Nghệ nổi tiếng với tác dụng kháng viêm và giúp làm lành da. Sử dụng nghệ sẽ giúp vùng da bị thâm của bé nhanh chóng được đều màu. Đây là cách trị sẹo thâm bằng phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu: tinh bột nghệ, sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
Mẹ nên dùng hỗn hợp trên đắp cho trẻ ngày 1 lần và liên tục trong 1 tuần. Lưu ý không nên dùng bột nghệ hoặc nghệ tươi. Nghệ tươi và bột nghệ chưa được tách tinh dầu có thể gây rát da trẻ.
Nước cốt chanh chứa lượng Vitamin C dồi dào. Vitamin C sẽ giúp làm mờ nhanh những vết thâm và giúp da bé nhanh sáng trở lại.
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, tăm bông
Cách thực hiện:
Mẹ nên bôi đều đặn nước cốt chanh ngày 1 lần lên vùng da trẻ vào buổi tối sau đó sáng ra rửa lại với nước sạch là tốt nhất. Nếu trẻ bị vết thương hở ở vùng da bị sẹo, mẹ không nên sử dụng nước chanh vì có thể làm trẻ xót, đau. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên pha loãng nước cốt chanh và nước sạch tỉ lệ 1:1 sau đó mới bôi cho trẻ.
Đu đủ chín có thể giúp da trẻ mềm mại hơn. Lượng Vitamin C dồi dào trong đu đủ cũng giúp vết thâm trở nên sáng, đều màu với vùng da xung quanh.
Nguyên liệu: 100g đu đủ chín, tăm bông, nửa quả cà chua.
Cách thực hiện:
Mẹ nên thực hiện phương pháp này cho trẻ ngày 2 lần vào sáng và tối liên tục trong 3 ngày. Lưu ý nên dùng đu đủ đã chín. Nếu mẹ dùng đu đủ xanh hoặc ương, nhựa đu đủ có thể gây kích ứng cho da trẻ.
Khoai tây rất lành tính với làn da. Đặc biệt, các thành phần có trong khoai tây giúp làm sáng da nhanh chóng, dưỡng ẩm cho da và giúp vùng da thâm sẹo nhanh lành.
Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, 1 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
Mẹ nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần trong 4-5 ngày liên tục. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể bỏ thành phần nước cốt chanh đi và làm theo các bước như bình thường.
Vitamin E có công dụng dưỡng ẩm tốt giúp làm mềm đi phần sẹo cứng. Loại vitamin này cũng có công dụng làm sáng da hiệu quả.
Nguyên liệu: Vitamin E nguyên chất.
Cách thực hiện:
Một ngày, mẹ có thể bôi cho trẻ 2-3 lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Nha đam có công dụng dưỡng ẩm rất tốt. Trong nha đam có một số thành phần như Zinc, Chromium có thể giúp bảo vệ da, tránh tác nhân gây hại xâm nhập.
Nguyên liệu: 3 nhánh nha đam tươi, mật ong.
Cách thực hiện:
Mẹ nên thực hiện phương pháp này liên tục 4-5 ngày, mỗi ngày 1 lần để thấy hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, 1 số trẻ có thể bị dị ứng với nha đam. Mẹ nên dùng thử lên 1 vùng da nhỏ cho trẻ.
Một phương pháp trị sẹo thâm cho bé đơn giản, hiệu quả và an toàn chính là sử dụng kem bôi. Mẹ nên dùng kem bôi có thành phần tự nhiên, an toàn cho làn da của trẻ như Kem Em Bé.
Các thành phần trong Kem Em Bé gồm:
Kem bôi Kem Em Bé không chứa corticosteroid và paraben nên không gây kích ứng da, sử dụng an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Bạn nên dùng sản phẩm Kem Em Bé bôi lên vùng da bị thâm sẹo 2-3 lần mỗi ngày.
Trong trường hợp không có sẵn Kem em bé tại nhà, bạn cũng có thể dùng Gel trị sẹo thâm Decumar để bôi cho bé. Gel Decumar có thành phần nano curcumin, lô hội, hành tây đỏ và vitamin E. Đây là loại gel trị sẹo thâm hiệu quả mà an toàn, không gây kích ứng da nên có thể sử dụng để bôi ngoài da cho trẻ được.
Trong quá trình điều trị sẹo thâm cho bé, mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
Với những phương pháp được chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều gợi ý khi tìm cách trị sẹo thâm cho bé. Mẹ đừng nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn thực hiện các phương pháp an toàn để mang lại hiệu quả tích cực nhất.
Rút ngắn quy trình xử lý với bộ chăm sóc da mụn toàn diện Decumar gồm
Tag:
© 2016 – BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
Hotline: 1800 8179
Miền Bắc: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN BẮC
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng: Tầng 5 -Tòa nhà Comatce Tower – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 024.3668.6938 Fax: 024.3668.6938
Miền Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08 38100085