Trong cuộc sống thường ngày, những vết thương ở chân như trầy xước da ở đầu gối là khá phổ biến và rất dễ xảy ra. Vậy chúng ta nên xử lý những vết thương này như thế nào để chúng mau lành nhất?
Trước khi tiến hành sơ cứu vết thương, bạn phải nắm rõ tình trạng của vết thương ra sao. Nếu vết thương không bị lồi mỡ hay xương hoặc cơ hay gân. Vết thương không bị rách toác, và chảy nhiều máu. Trong trường hợp chỉ là trầy xước nhẹ có thể chữa trị ngay tại nhà thì có thể tiến hành các bước sơ cứu ban đầu ngay tại chỗ. Tùy vào tình trạng nhẹ, trung bình hay nặng của vết thương và vị trí vết thương mà có những biện pháp phù hợp.
Trước tiên, luôn nhớ phải rửa tay kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch trước khi sơ cứu. Nếu cẩn thận hơn có thể đeo găng tay y tế trước khi bắt đầu chăm sóc vết thương.
Đặt đầu gối lên ghế hoặc gối, giữ cho đầu gối cao quá tim. Dùng tay đè lên vết thương để ngăn ngừa cho máu không chảy ra. Trong trường hợp có các mảnh vụn ở vết thương như bụi bẩn, gai, mảnh sành… Bạn cần phải sử dụng các dụng cụ gắp chúng ra.
Dùng bông, băng gạc hay vải trắng sạch đè lên vết thương nội trong vài phút để cầm máu. Nếu bị thấm nhiều máu quá thì phải thay liên tục. Xối nước quanh khu vực đầu gối bị thương để rửa sạch bụi bẩn. Dùng các loại xà phòng hoặc nước rửa tay diệt vi khuẩn để rửa nhẹ quanh miệng vết thương. Cẩn thận tránh đề thấm vào vùng bị thương gây đau rát.
Dùng khăn sạch thấm từ từ vào vùng trầy xước da ở đầu gối. Nhẹ nhàng lau từ miệng vết thương vào trong. Không nên quá mạnh tay có thể gây chảy máu và bị rách miệng vết thương khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Đối với những vết thương đầu gối ở mức độ trung bình. Khi quan sát có thể thấy vết thương hơi bị lõm, hơi sưng, đau rát và rỉ máu. Trong trường hợp này hãy rửa vết thương cẩn thận bằng nước muối loãng để sát trùng kĩ lưỡng, loại bỏ vi khuẩn.
Có thể bôi các loại thuốc mỡ có chữa kháng sinh cùng với giảm đau nhẹ. Hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng cách theo chỉ định in trên hướng dẫn sử dụng. Nếu như cảm thấy bị kích ngứa, dị ứng khi bôi lên thì hãy rửa sạch rồi sử dụng các loại thuốc phù hợp khác.
Dùng bông hoặc băng gạc đè lên vết thương rồi quấn bằng cuốn nếu cần. Bạn có thể sử dụng các băng gạc khử trùng hay băng gạc có thể dính để tránh bị bung ra.
Nếu như vết thương có dấu hiệu nặng như mảng rách lớn, chảy máu nhiều, có phù nề xung quanh thậm chí có dấu hiệu mưng mủ sau 1 thời gian bị thương là những vết thương nặng mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Khi sơ cứu, hãy rửa sạch vết thương với muối loãng sau đó quấn băng gạc kỹ càng.
Hàng ngày, bạn cần lau rửa vết thương cho sạch các chất tiết, máu, mủ bằng nước muối, chấm cồn sát khuẩn, bôi thuốc cẩn thận và thay băng gạc sạch. Nếu vết thương chảy mủ nhiều, bạn có thể sẽ cần thay băng gạc nhiều lần trong ngày. Với các vết thương nặng như thế này, bạn nên uống thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Nếu cần thiết hãy đưa người bị thương đến các trạm y tế để được các y bác sĩ kiểm tra, thay băng và kê thuốc phù hợp. Với các vết thương nặng không đảm bảo kỹ thuật thì không nên tự ý sơ cứu nếu không thành thạo vì có thể gây ra các biến chứng lở loét, nát vết thương, mưng mủ nặng hơn.
Thay băng mỗi ngày, hoặc thậm chí trong 1 ngày có thể thay băng 2 lần. Nếu bị ướt hoặc bị đen bẩn nên thay ngay để không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thường xuyên theo dõi liên tục trong quá trình điều trị vết trầy xước da ở đầu gối.
Tùy vào độ tuổi, cơ địa, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt… quá trình hồi phục vết thương sẽ có thể nhanh hoặc chậm khác nhau.
Chú ý: Nếu có dấu hiệu lở loét, mưng mủ, vết thương không lành cần phải tới bệnh viện thăm khám.
Trong quá trình hồi phục sau vết thương, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Từ đó giúp cho vết thương mau lành cũng như không để lại sẹo.
Một số thực phẩm mà bạn nên bổ xung như:
Cần tránh sử dụng một số loại hải sản như sò, tôm… có thể gây dị ứng da, khiến da nổi mẩn, mưng mủ. Rượu và cà phê cũng cần hạn chế vì làm kéo chậm thời gian hồi phục vết thương.
Thoa đều loại kem hay thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương mỗi ngày. Điều này giúp thúc đẩy khả năng hồi phục vết thương và hạn chế nhiễm trùng.
Nhiều người cho rằng uống hay bôi thuốc kháng sinh giúp vết trầy xước da ở đầu gối mau lành. Nhưng trên thực tế nó chỉ tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, không có hiệu quả cao trong việc thúc đẩy sự hồi phục của vết thương.
Đối với vết thương lớn và có khả năng để lại sẹo thì việc sử dụng những loại thuốc hoặc kem trị sẹo là cần thiết. Những loại này không thể sử dụng trong quá trình điều trị mà phải đợi sau khi vết thương khép miệng và kéo da non. Nếu sử dụng quá sớm sẽ khiến thuốc xâm nhập vào phần mô mềm còn bị tổn thương, có thể khiến vết thương lâu lành.
Một trong những sản phẩm trị sẹo vô cùng hiệu quả đó chính là gel Decumar. Đây là sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, nhờ vậy vô cùng an toàn cho làn da của bạn. Bên cạnh đó, sản phẩm có thành phần Cucurmin với kích thước Nano, từ đó thẩm thấu sâu và nhanh vào da hơn. Từ đó phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.
Những vết thương, trầy xước ở vùng đầu gối thường khá khó giữ gìn bởi đây là vị trí khớp xương chuyển động, dễ khiến vết thương bị bong ra và lâu lành hơn. Do đó, bạn sẽ cần chú ý chăm sóc vết thương ở vùng này nhiều hơn các vị trí khác một chút. Hãy dùng các hướng dẫn chăm sóc vết trầy xước da ở đầu gối trên đây để chăm sóc bản thân thật tốt nhé.
Rút ngắn quy trình xử lý với bộ chăm sóc da mụn toàn diện Decumar gồm
Tag:
© 2016 – BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
Hotline: 1800 8179
Miền Bắc: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN BẮC
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng: Tầng 5 -Tòa nhà Comatce Tower – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 024.3668.6938 Fax: 024.3668.6938
Miền Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08 38100085