Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Phải xử lý như thế nào khi da đầu trầy xước?

05.17.19
14:51
  • Chia sẻ

Da đầu vốn là vùng da nhạy cảm, được bao quanh bởi tóc. Do đó, tình trạng da đầu trầy xước thường khá khó phát hiện và dễ bị coi nhẹ, bỏ qua. Tuy nhiên, đây là điều rất không nên, các vết trầy xước dù nên được chăm sóc phù hợp để phòng ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

1. Nguyên nhân khiến cho da đầu bị trầy xước

Da đầu trầy xước có rất nhiều nguyên nhân
Da đầu trầy xước có rất nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến cho da đầu bị trầy xước. Tùy vào từng nguyên nhân sẽ dẫn tới mức độ cùng cách xử lý khác nhau. Do vậy việc xác định nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu khá là quan trọng. Một số nguyên nhân phổ biến của thể kế đến ở dưới đây.

  • Chà xát, gãi đầu quá mạnh trong lúc gội đầu, massage da đầu, gãi ngứa,… Đây là trường hợp đơn giản nhất, không để lại tổn thương nhiều, không nguy hiểm.
  • Tổn thương do có lực tác động từ vật cứng. Như dùng lược chải quá mạnh, va đập vào các vật dụng, cửa, bàn… Đây là những nguyên nhân khiến da đầu bị tổn thương nặng hơn so với trường hợp đầu. Có thể dẫn tới một số tình trạng choáng, chảy máu da đầu.
  • Va chạm do tai nạn, bị va chạm giao thông hoặc có vật thể rơi vào đầu, bị đánh vào đầu,… Đây là trường hợp nặng nhất, không chỉ gây ra trầy xước mà còn gây tổn thương nặng cho da đầu và các vùng mô bên dưới.

Tùy theo lực va chạm và tình huống va chạm mà da đầu có thể bị trầy xước, tổn thương theo từng mức độ. Việc da đầu bị trầy xước có thể trở thành tiền đề cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nên cần hết sức cẩn thận bảo vệ vùng da nhạy cảm này.

2. Phải xử lý như thế nào khi bị trầy xước da đầu?

Tùy theo mức độ tổn thương và nguyên nhân gây trầy xước da đầu mà có nhiều hướng xử lý khác nhau cho từng trường hợp. Điều đầu tiên khi phát hiện bị trầy xước da đầu là xác định mức độ tổn thương của da đầu là nặng hay nhẹ, sau đó mới đưa ra các hướng xử lý nhanh chóng và hợp lý, tránh để vùng bị tổn thương có tình trạng nặng hơn.

2.1. Trong trường hợp chỉ bị trầy xước nhẹ

Khi da đầu bị trầy xước nhẹ, mức độ tổn thương không cao, bạn có thể sơ cứu cơ bản và an tâm để vết thương tự lành. Nên rửa sạch vùng da đầu bị trầy xước với nước và tránh bịt kín vùng da đầu bị tổn thương. Với các vết xước nhỏ thì để hở vết thương sẽ nhanh lành lại hơn. Tuy nhiên, cần tránh để bụi bẩn bám lên vết xước, nên thường xuyên làm sạch vùng da bị tổn thương.

Trường hợp trầy xước da đầu nhẹ
Trường hợp trầy xước da đầu nhẹ

Trong quá trình phục hồi, nên uống thêm một số loại thuốc giúp chống sưng, chống viêm hoặc giảm đau nếu cần. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng ăn một số loại thực phẩm có thể để lại sẹo như rau muống, thịt bò,…Tránh sử dụng các chất kích thích trong thời gian phục hồi da đầu bị tổn thương, cũng như chọn những sản phẩm không chứa hóa chất để sử dụng, tránh để da đầu tiếp tục bị tổn thương vì hóa chất có trong các sản phẩm gội đầu, dầu xả, thuốc dưỡng tóc…

2.2. Nếu da đầu bị trầy xước nặng

2.2.1. Xử lý ngay

Cần xử lý ngay khi trầy xước da đầu nặng
Cần xử lý ngay khi trầy xước da đầu nặng

Trong trường hợp da đầu bị trầy xước, vết tổn thương khá nặng. Điều đầu tiên cần làm là xác định tình trạng vết thương để đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu phát hiện có mảnh găm ở vết thương, ngay lập tức đưa người bị tổn thương da đầu đến các cơ sở y tế để được chữa trị.

Nếu không có mảnh găm, cần có người có trình độ chuyên môn sơ cứu và điều trị, băng bó vết thương với các loại thuốc đỏ, thuốc sát trùng để tránh vết thương bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Sau khi được thăm khám đầy đủ, cần tuân thủ theo chỉ định và hướng giải quyết của bác sĩ. Uống thuốc chống viêm, giảm đau hoặc chống sưng theo ý kiến bác sĩ. Theo dõi tình trạng cơ thể và tình trạng vết thương thường xuyên để phát hiện những biến chứng nhằm điều trị kịp thời.

2.2.2. Quá trình phục hồi

Trong quá trình phục hồi, tránh để da đầu tiếp xúc với hóa chất nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, tránh dùng các thực phẩm dễ để lại sẹo, tránh va chạm mạnh lên vùng bị trầy xước và kiểm tra tình trạng vết thương thường xuyên để đưa ra hướng điều trị hợp lý.              

Chế độ ăn trong quá trình phục hồi da đầu bị trầy xước
Chế độ ăn trong quá trình phục hồi da đầu bị trầy xước

Như vậy, tùy theo tình trạng tổn thương mà bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị, băng bó cho da đầu bị trầy xước. Tránh việc đổ cồn hoặc nước muối đặc lên vết thương, mà nên rửa sạch trước với nước sạch, sau đó pha loãng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương, tránh để bụi, cặn bẩn hoặc đất bám vào vết thương.

Do đầu là một cơ quan vô cùng quan trọng của con người. Nên khi bị tổn thương ở đầu, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc, liều lượng rõ ràng.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ thêm khi về nguyên nhân và cách xử lý khi da đầu trầy xước. Từ đó giúp hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mình.

Bộ sản phẩm chăm sóc da mụn Decumar

Rút ngắn quy trình xử lý với bộ chăm sóc da mụn toàn diện Decumar gồm

  • Gel rửa mặt giảm nhờn cho da mụn Decumar: Giúp làm sạch sâu vùng da mụn một cách dịu nhẹ, kiểm soát dầu nhờn và cung cấp độ ẩm phù hợp
  • Gel ngừa mụn Decumar: Giảm mụn viêm, xử lý thâm, ngăn ngừa sẹo hiệu quả
  • Kem chống nắng kiểm soát nhờn cho da mụn Decumar: Chống nắng vật lý lai hoá học SPF 50+, PA ++++ tạo lớp hàng rào kiên cố bảo vệ da mụn suốt 8h, kiểm soát nhờn và ngăn ngừa mụn tối ưu. 
By Decumar
  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
Sản phẩm liên quan