Tận hưởng giao hàng miễn phí toàn quốc với hoá đơn từ 250.000 đ +

Bị trầy xước da nên làm gì?

05.24.19
10:53
  • Chia sẻ

Việc bị thương ngoài da là điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Bởi vậy, việc nắm rõ khi bị trầy xước da nên làm gì là điều mà ai cũng nên biết. Như vậy, chúng ta có thể sơ cứu, chăm sóc và phòng tránh khỏi những rủi ro không đáng có khi bị trầy xước.

1. Bị trầy xước da nên làm gì đầu tiên?

1.1. Sơ cứu và vệ sinh vết thương

Rửa vết thương
Cần phải làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng

Ngay sau khi bị trầy xước, việc bạn cần làm chính là sơ cứu và vệ sinh vết thương. Với những vết tổn thương nhẹ ở trên bề mặt da, thông thường chỉ cần dùng oxy già, nước muối sạch hay nước ấm để rửa. Hãy chắc chắn rằng nước và đồ đựng nước đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm trùng và tay cũng cần được rửa sạch trước khi băng rửa vết thương.

Những vết trầy xước ngoài da do đinh, sỏi đá, mảnh sành, gai… cần loại bỏ hết dị vật ra khỏi vết thương. Các dụng cụ dùng để gắp dị vật cần được vệ sinh bằng nước sôi hoặc lau cồn trước khi tiến hành. Phải quan sát kỹ, nếu như những mảnh vụn trong vết thương có thể dễ dàng lấy ra mà không đụng chạm sâu vào vết thương thì mới được tiến hành. Không được móc cạy đào sâu vào vết thương để lấy mảnh vụn ra.

1.2. Sát khuẩn, chống nhiễm trùng vết thương

Sau khi vệ sinh vết thương hoàn tất. nếu có thể hãy sử dụng oxy già hoặc các sản phẩm sát khuẩn y tế để tiến hành sát khuẩn quanh miệng vết thương. Sau đó, dùng bông sạch băng gạc để lên miệng vết thương và cuốn băng cuộn lại. Nếu như không có điều kiện thì có thể dùng miếng vải trắng sạch.

Băng vết thương
Sau khi sát khuẩn, cần băng vết trầy xước da để tránh mất máu

Trong trường hợp vết thương ở chân thì lưu ý đặt chân lên gối hoặc ghế độ cao vừa phải để kê chân trước khi sơ cứu, tránh để mất máu quá nhiều.

Ngoài việc làm sạch vết thương, bạn có thể bôi thêm thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu bạn bị thương ở môi trường đặc biệt mất vệ sinh, nhiều vi khuẩn, hãy uống thêm kháng sinh hoặc tiêm phòng uốn ván để đảm bảo an toàn.

Đối với những vết thương bị sâu và rộng hơn, hãy tìm tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu đúng cách. Trong quá trình di chuyển đến trạm y tế phải quan sát người bị thương và giữ tư thế đúng. Nên cố định phần cơ thể bị thương vào phần không bị thương và giữ tư thế nâng vết thương (VD: treo tay bị thương lên cổ, gắn cố định chân bị thương vào chân không bị thương, …).

2. Chăm sóc da sau khi bị trầy xước như thế nào?

Hãy luôn nhớ thay băng gạc hàng ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày nếu băng gạc bị bẩn hay bị dính nước. Thay băng gạc thường xuyên đảm bảo cho vết thương được khô ráo và tránh nhiễm khuẩn, giúp vết thương mau lành. Khi cần vệ sinh, hãy rửa vết thương qua bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý và nên dùng cồn để sát trùng trước khi bưng lại. Có thể bôi kem lành sẹo mỗi ngày quanh miệng vết thương, giúp cho vết thương có độ ẩm cần thiết, tránh để lại sẹo về sau.

Trong quá trình hồi phục, bôi kem lành sẹo là việc khá cần thiết
Trong quá trình hồi phục, bôi kem lành sẹo là việc khá cần thiết

Cần theo dõi sát sao tình hình của vết trầy xước sau khi được vệ sinh. Nếu vết thương đóng vảy bình thường, khô, không chảy nước mủ thì bạn có thể an tâm. Trong các trường hợp vết thương bị sưng, phù hoặc quá 2 tuần vẫn chưa lành, bạn nên tới các cơ sở y tế để được khám kỹ lưỡng. Tùy trường hợp, bạn có thể uống thuốc giảm đau như Ibuprofen, kháng sinh, hay thuốc acetaminophen giúp kháng viêm tiêu sưng. Bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại lotion dưỡng ẩm phù hợp trong trường hợp các vết thương khô rát, ngứa ngáy.

Hàng ngày, nên tránh mặc quần áo bó, dễ gây cọ xát những chỗ bị thương. Bạn nên chọn quần áo mềm, thoáng mát, dễ chịu hơn. Hạn chế vận động mạnh gây tổn thương rách miệng vết thương. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ làm giảm, hết sẹo thâm trên da. Gel Decumar New là một trong những sản phẩm trị sẹo tốt nhất với thành phần tự nhiên. Nhờ vậy, vô cùng an toàn cho da, đảm bảo sự an tâm khi sử dụng

Xem thêm các sản phẩm Decumar

3.Chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị vết thương

3.1. Những loại thực phẩm cần bổ xung

Chế độ dinh dưỡng khi bị trầy xước da
Bổ xung các thực phẩm dinh dưỡng giúp vết trầy xước mau lành
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, C: Các loại rau củ như cam, rau chân vịt, ớt chuông… Vitamin A giúp tái tạo thêm các mô và giúp miệng vết thương mau lành. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn các hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ và hạn chế sẹo.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Cá, lươn, thịt, đậu… Những loại thực phẩm này chứa các yếu tố giúp tái tạo tế bào mới, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Sắt, Vitamin B2, Axit Folic: Gan, sữa, các loại rau xanh… Những thực phẩm này giúp tăng lượng máu trong cơ thể sau khi thương tổn. Cùng với đó là cung cấp protein, vitamin, oxi và các khoáng chất tới các mô bị tổn thương.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất kẽm: Các loại ngũ cốc, hạt… Thực phẩm này giúp kháng khuẩn và vết thương mau lành.

3.2. Những loại thực phẩm cần tránh

Cần tránh những món ăn gây sẹo, khiến vết thương mau lành như trứng, thịt gà. Các món hải sản cũng cần kiêng ăn vì chúng gây ngứa cho các vết thương khiến người bị thương khó chịu. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu sau khi bị thương vì sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm trùng, suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình điều trị vết thương.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có đủ kiến thức để biết khi bị trầy xước da nên làm gì là tốt nhất. Những vết xước nhỏ đôi khi có thể gây hại nhiều hơn bạn tưởng, do đó hãy luôn cảnh giác và theo dõi thật kĩ nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website : Decumar.vn hoặc hotline : 1800.8179 !!!

By Decumar
  • Tag:

  • Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận