Mụn trứng cá | Nguyên nhân,dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tại nhà
Mụn trứng cá là vấn đề thường gặp ở nam và nữ đặc biệt trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, mãn kinh,… Nếu từng bị mụn trứng cá, chắc chắn bạn sẽ hiểu được những rắc rối mà nó gây ra. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân, biểu hiện, phân loại, vị trí xuất hiện, cách điều trị và chăm sóc da phòng ngừa mụn trứng cá.
I. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá (acne vulgaris) là tình trạng nang lông – tuyến bã bị viêm và tổn thương khu trú. Mụn xuất hiện chủ yếu tại những vùng da tiết nhiều dầu như mặt, vai, lưng. Cơ chế hình thành mụn có thể do da tăng tiết bã nhờn, sự phát triển quá mức của vi khuẩn kỵ khí P. acnes và hiện tượng sừng hóa của nang lông.
Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương – Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần chia sẻ, mụn trứng cá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì, những người thức khuya, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh,… Ở Việt Nam, khoảng 80% thanh thiếu niên gặp rắc rối với mụn trứng cá.
Tình trạng mụn sẽ thuyên giảm sau tuổi 30. Nguyên nhân là do lúc này da giảm hoạt động bài tiết dầu thừa và nội tiết tố có xu hướng ổn định hơn. Mụn trứng cá không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có tác động tiêu cực đến thẩm mỹ và tâm lý.
II. Các loại mụn trứng cá thường gặp
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia mụn trứng cá thành 6 loại: mụn trứng cá đỏ, bọc, đầu đen, đầu trắng, mụn mủ và mụn sần. Thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ ngay bên dưới.
1. Mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ ( Rosacea ) có liên quan đến các mạch máu trên khuôn mặt. Đây là hiện tượng da đỏ, phát triển thành nốt sần và mụn mủ. Loại mụn này thường xuất hiện chủ yếu ở mặt, có thể lan sang ngực, lưng và tai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những hậu quả khó lường như mặt bị sưng phù thậm chí lan đến cả vùng mắt.
2. Mụn bọc
Mụn bọc có kích thước lớn, xuất hiện là do vi khuẩn P. acnes ở nang lông lan sâu vào trong da. Đây là loại mụn được đánh giá là có tỷ lệ gây tổn thương da cao nhất. Mụn xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, ngực, lưng, mông,… Trường hợp mụn xuất hiện trên mặt sẽ dễ để lại sẹo, vết thâm và lỗ chân to hơn.
3. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là loại mụn không gây viêm, nhân mụn thường nằm khu trú trong nang lông và chỉ để lộ đầu nhỏ, có màu đen. Vi khuẩn, tế bào chết khiến lượng dầu sản sinh không thoát ra khỏi bề mặt da, từ đó hình thành mụn đầu đen. Mụn thường xuất hiện ở mặt trong đó mũi và má là nhiều nhất. Đôi khi, mụn đầu đen còn xuất hiện ở vùng ngực, cổ, lưng, vai, cánh tay.
4. Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng xuất hiện cùng với những thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh. Mụn xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự tắc nghẽn lỗ chân lông trên cơ thể. Cằm, trán, mũi là những nơi mụn đầu trắng hoành hành nhiều nhất. Bên cạnh đó, mụn cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực, vai, cánh tay.
5. Mụn mủ
Mụn mủ có khả năng gây viêm và dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết loại mụn này là những nốt sưng tấy, có mủ màu trắng bên trong, gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Vùng da xung quanh mụn trứng cá mủ thường có màu đỏ, lớp da bao bọc mụn rất mỏng, do đó, chỉ cần tác động nhẹ là mụn có thể bị vỡ ra.
III. Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đó có thể là do lượng bã nhờn được tiết ra quá mức, vi khuẩn P. acnes tăng sinh, sừng hóa cổ nang lông, tuổi tác, khí hậu, chế độ ăn uống, vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách…
1. Tăng tiết bã nhờn
Lượng bã nhờn được tiết ra vừa đủ có tác dụng bảo vệ, dưỡng ẩm cho da, móng và tóc. Tuy nhiên, nang lông sẽ bị bít tắc nếu cơ thể tiết ra quá nhiều bã nhờn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kỵ khí P. acnes phát triển và gây mụn.
2. Vi khuẩn P. acnes tăng sinh quá mức
Vi khuẩn P. acnes luôn tồn tại trên bề mặt da với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, số lượng vi khuẩn này sẽ tăng lên quá mức và gây viêm ở nang lông nếu có điều kiện thuận lợi, chẳng hạn: da tiết nhiều dầu, vệ sinh da kém,… Trong các nguyên nhân gây nên mụn trứng cá thì mức độ gây mụn của vi khuẩn P. acnes thường nặng nề hơn.
3. Sừng hóa cổ nang lông
Sau một chu kỳ, các tế bào tuyến bã và cổ nang lông sẽ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, người bị mụn trứng cá, cổ nang lông bị sừng hóa làm cho tế bào chết tích tụ bên trong, bã nhờn và bụi bẩn bị ứ đọng gây viêm.
Bên cạnh 3 nguyên nhân kể trên, mụn trứng cá còn khởi phát do một số nguyên nhân sau đây:
- Người từ 10 – 30 tuổi có khả năng bị mụn cao hơn so với nhóm tuổi khác
- Sinh sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
- Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, ánh nắng và dầu mỡ
- Chế độ ăn không lành mạnh (ăn nhiều đồ cay nóng, hàm lượng đường cao, chất kích thích, uống ít nước)
- Khả năng đề kháng của da giảm và xuất hiện mụn trứng cá do lạm dụng Corticoid
- Tiền sử gia đình (có người gặp vấn đề về da như da nhờn, mụn, viêm da,…)
- Sử dụng mỹ phẩm có chứa chất kích ứng da
- Thói quen nặn mụn, sờ tay lên mặt, không đeo khẩu trang khi ra đường,…
IV. Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá
Biểu hiện lâm sàng của mụn trứng cá tùy thuộc vào mỗi loại da, nguyên nhân gây mụn và một số tác động khác. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình:
- Bề mặt da nhiều dầu, sần sùi
- Mẩn đỏ có kích thước đa dạng và có xu hướng tụ mủ ở phần đầu mụn
- Xuất hiện các nốt mụn đầu đen hoặc đầu trắng
- Một số loại mụn có u nang cộm phía trong
- Da bị ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức
V. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả
Mụn trứng cá không gây tổn hại đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại tác động đến tinh thần và thẩm mỹ. Hãy chủ động điều trị mụn trứng cá càng sớm càng tốt để tránh được những tổn thương không đáng có trên da. Sau đây là các cách trị mụn trứng cá phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
1. Sử dụng thuốc bôi trị mụn trứng cá
Những loại thuốc bôi và uống được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị mụn trứng cá gồm:
1.1. Thuốc bôi chứa acid Salicylic
Thuốc bôi có chứa acid Salicylic thường được chỉ định để điều trị mụn trứng cá. Trong thuốc này có hoạt chất giúp loại bỏ tế bào sừng tích tụ ở nang lông, hỗ trợ làm sạch bụi bẩn và bã nhờn. Bên cạnh đó, thuốc bôi chứa acid Salicylic còn có tác dụng sát trùng và giảm viêm hiệu quả.
1.2. Thuốc bôi chứa Retinoid
Chất Retinol có khả năng chống lại hiện tượng sừng hóa. Sử dụng thuốc chứa chất này giúp ngăn ngừa hình thành các nút sừng tại cổ nang lông, hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Các bác sĩ thường chỉ định kết hợp thuốc bôi chứa Retinoid với kháng sinh dạng bôi để tăng hiệu quả điều trị mụn.
1.3. Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide
Thuốc này được sử dụng để điều trị mụn trứng cá mủ hoặc mụn nang kích thước lớn. Hoạt chất có trong thuốc sẽ đưa oxy vào các nang mụn, theo đó, vi khuẩn kỵ khí P. acnes sẽ bị kìm hãm và tiêu diệt. Bên cạnh đó, thuốc chứa Benzoyl Peroxide còn có tác dụng bong vảy da và bạt sừng.
2. Trị mụn trứng cá bằng thảo dược thiên nhiên
Thảo dược thiên nhiên khá hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Bạn có thể tham khảo những cách trị mụn trứng cá đơn giản ngay tại nhà và đảm bảo không mất quá nhiều thời gian của bạn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
2.1. Trị mụn bằng mật ong
Mật ong chứa hoạt chất chống oxy hóa, cung cấp vitamin E cấp ẩm và phục hồi tổn thương nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, mật ong được rất nhiều người sử dụng để trị mụn.
- Mật ong nguyên chất: 2 thìa
- Chanh: 1 quả
Cách thực hiện:
- Chanh vắt lấy nước cốt sau đó cho vào mật ong nguyên chất đã chuẩn bị trước đó
- Dùng bông thấm hỗn hợp, chấm nhẹ lên vùng da có mụn
- Để khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Dùng khăn mềm thấm khô, thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để có kết quả như mong muốn
2.2. Trị mụn bằng nha đam, chanh và mật ong
Nha đam có chứa Collagen, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da. Thêm nữa, nha đam còn có khả năng kháng mụn, tiêu viêm và se khít lỗ chân lông.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 2 – 3 nhánh
- Mật ong: 2 thìa
- Chanh: 1 quả
Cách thực hiện:
- Bỏ vỏ, lấy phần thịt nha đam
- Đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
- Khi xay cho thêm mật ong và nước cốt chanh vào
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da mụn
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da đó, massage khoảng 15 – 20 phút
- Rửa sạch bằng nước và dùng khăn mềm thấm khô, thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 2 – 3 lần
2.3. Trị mụn bằng rau diếp cá và mật ong
Rau diếp chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng do mụn. Bên cạnh đó, sử dụng rau diếp đắp lên vùng da mụn sẽ khiến vùng da đó không còn ngứa và khó chịu.
Nguyên liệu:
- Rau diếp: 1 nắm
- Mật ong nguyên chất: 2 thìa
Cách thực hiện:
- Rau diếp đem rửa sạch, ngâm với nước muối sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Cho rau diếp đã rửa sạch vào máy xay, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt và bỏ bã
- Thêm mật ong nguyên chất vào nước rau diếp, khuấy đều
- Rửa sạch vùng da mụn, thoa hỗn hợp lên trên
- Massage khoảng 15 – 20 phút để tinh chất thẩm thấu vào da
- Rửa lại bằng nước ấm, rửa lại thêm 1 lần nữa bằng nước mát để se khít lỗ chân lông
3. Điều trị mụn trứng cá bằng các phương pháp khác
3.1. Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
Bên cạnh thuốc bôi, uống và thảo dược thiên nhiên, người ta còn điều trị mụn bằng liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là quang trị liệu. Đây là liệu pháp sử dụng ánh sáng để điều trị các vấn đề về da trong đó có mụn trứng cá. Ánh sáng có màu xanh lam hoặc xanh lam – đỏ để điều trị mụn.
Theo nghiên cứu, ánh sáng màu xanh lam có khả năng biến đổi Porphyrin của vi khuẩn P. acnes. Ánh sáng đỏ giúp kích thích lưu thông máu, tăng sinh sợi mô liên kết để hạn chế sẹo rỗ sau mụn. Tuy nhiên, biện pháp này thường cho kết quả không cao và được áp dụng sau khi lấy nhân mụn để cải thiện tình trạng viêm đỏ.
3.2. Kem đánh răng
Kem đánh răng cũng thường được áp dụng để trị mụn trứng cá. Hợp chất Hydrogen Peroxide, Silica, Triclosan, Sodium Pyrophosphate, muối nở hỗ trợ trị mụn hiệu quả. Đây là những chất có tính kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch vùng da mụn
- Bôi kem đánh răng lên vùng da đó (bôi một lượng vừa đủ)
- Rửa lại bằng nước sạch, bôi từ 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả như ý muốn
3.3. Điều trị mụn trứng cá bằng Decumar
Decumar là sản phẩm được phát triển từ đề tài “Ứng dụng công nghệ Nano để chế tạo Nano Curcumin” – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI sản xuất. Các sản phẩm của Decumar đều chứa Nano Curcumin với kích thước siêu nhỏ. Trong số các sản phẩm Decumar thì Decumar Clean, Gel trị mụn Decumar New và Gel trị mụn Decumar Pure nhận được sự ưu ái đặc biệt của giới trẻ.
Gel trị mụn Decumar New được CVI Pharma cho ra mắt vào năm 2019. Cùng với Nano Curcumin, vitamin E, lô hội, sản phẩm được bổ sung chiết xuất lá chanh sim và tinh chất hành tây đỏ giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhanh tình trạng mụn viêm, làm mờ thâm sẹo, kiểm soát nhờn, cung cấp độ ẩm cho da, giúp da luôn tươi tắn, mịn màng.
Gel trị mụn Decumar Pure có thành phần chính là Nano THC trong suốt, vitamin E, chiết xuất lá Neem, hành tây đỏ và lá chanh sim. Chính vì vậy, sản phẩm có khả năng kháng viêm, ngừa mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, Gel trị mụn Decumar Pure còn có tác dụng làm mờ thâm sẹo, kiểm soát bã nhờn và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Để có được hiệu quả trị mụn như mong muốn, nên sử dụng kết hợp với Decumar Clean.
VII. Chăm sóc da phòng ngừa mụn trứng cá
Phòng ngừa mụn trứng cá không quá khó, bạn chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, thư giãn hợp lý đồng thời vệ sinh, chăm sóc da đúng cách.
1. Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
Vệ sinh và chăm sóc da thường xuyên và đúng cách là cách phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Giữ cho da mặt sạch sẽ bằng cách rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và dầu trên da; không nên massage quá mạnh bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến bề mặt da, dẫn đến tình trạng da bị khô và bong tróc
- Sử dụng sữa rửa mặt, gel trị mụn, dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, lành tính như Decumar
- Hạn chế trang điểm trong thời gian mụn đang hoành hành, nếu phải trang điểm hãy tẩy trang thật sạch vào cuối ngày
- Tránh để những sản phẩm chăm sóc tóc như sáp, gel tạo nếp dính vào mặt, điều đó có thể bít lỗ chân lông và kích ứng da
- Không dùng tay nặn mụn vì như vậy có thể gây nhiễm trùng, sẹo
- Không sờ tay vào mặt nhất là khi tay bẩn, đeo khẩu trang khi ra đường
- Hạn chế ra đường từ 10 giờ đến 16 giờ, nên thoa kem chống nắng nếu bắt buộc ra đường vào khoảng thời gian đó
2. Ăn uống và sinh hoạt khoa học
Để phòng ngừa mụn, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học. Cụ thể:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, các loại hạt giàu Omega 3,… vào thực đơn hàng ngày
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, socola, đồ đông lạnh hoặc không rõ nguồn gốc
- Hạn chế uống sữa và ăn thực phẩm chứa nhiều đường
- Thường xuyên tập thể dục để cơ thể và làn da khỏe mạnh hơn
- Không nên mặc quần áo bó sát bởi có thể gây ma sát, kích ứng da
- Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài
- Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị chuyên sâu
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị mụn trứng cá. Đừng ngại cho chúng tôi biết vấn đề mà bạn đang gặp phải để chúng tôi kịp thời hỗ trợ. Hãy comment ngay bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18008179 để được tư vấn miễn phí. Thường xuyên truy cập website Decumar.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc da và sản phẩm tốt nhé!
Nguồn https://decumar.vn/